Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao chúng ta hay bị giật mình khi chìm vào giấc ngủ?

Giật cơ khi ngủ phổ biến hơn ở người lớn do một số nguyên nhân như tiêu thụ caffeine và mức độ căng thẳng cao.

Giật cơ khi ngủ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn. Ảnh: Sleep Foundation.

Khi chìm vào giấc ngủ, nhiều người cảm thấy cơ thể đang rơi xuống, buộc bạn phải giật mình thức dậy. Một số người nói họ bị giật mình tỉnh táo bởi một tiếng nổ lớn hoặc ánh sáng chói phát ra từ trong đầu, trong khi những người khác mô tả cơ bắp của họ vô tình co giật.

Giật cơ khi ngủ là hiện tượng co cơ đột ngột, không chủ ý mà bạn có thể gặp phải khi chìm vào giấc ngủ. Những cơn giật khi ngủ xảy ra ngẫu nhiên, thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể, chẳng hạn cánh tay trái và chân trái của bạn.

Chris Breitigan, nhà sản xuất podcast 29 tuổi đến từ Mỹ cho biết đôi khi anh bị đánh thức bởi một trải nghiệm khá ma quái.

Anh nói: “Tôi sắp ngủ thiếp đi và nó giống như ai đó đang cù lét tôi. Cảm giác đó bắt đầu từ lưng và di chuyển xuống chân tôi. Tôi giật mình và có cảm giác giật bắn người”.

Theo các nhà khoa học, trải nghiệm này có thể đi kèm với nhịp tim nhanh, thở nhanh hơn, đổ mồ hôi hoặc có một giấc mơ sống động hoặc ảo giác.

Bác sĩ Raj Dasgupta cho biết cơn giật cơ đầu giấc ngủ (Hypnagogic Jerk) là hiện tượng bình thường có thể xảy ra với đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi, thường không có gì đáng lo ngại.

Ông nói: “Người ta ước tính gần 70% dân số trải qua giật cơ lúc ngủ vào một thời điểm nào đó. Về mặt y học, giật cơ khi ngủ là một loại rung giật cơ, chuyển động cơ bắp nhanh chóng, không chủ ý. Một ví dụ điển hình của chứng giật cơ là nấc cụt”.

Caffeine và căng thẳng là nguyên nhân chính

Không ai biết chính xác lý do cơ thể co giật khi ngủ, nhưng các chuyên gia tin uống quá nhiều caffeine và căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm tăng tần suất giật cơ.

Bác sĩ Raj Dasgupta nói: “Co giật cơ khi ngủ hầu hết do mệt mỏi hoặc thiếu ngủ. Tuy nhiên, các cơn giật khi ngủ về cơ bản xảy ra một cách ngẫu nhiên ở những người khỏe mạnh”.

Bác sĩ Raj Dasguta cho biết không có cách điều trị và chúng thường vô hại. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Giật cơ nhiều lần trong ngày, chấn thương do giật cơ khi ngủ, cắn vào lưỡi hoặc miệng khi ngủ hoặc tè dầm.

Giật cơ khi ngủ đôi khi có thể bị nhầm lẫn với động kinh. Chúng có vẻ giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt chính: Động kinh là một sự cố nghiêm trọng có thể là kết quả của một tình trạng cơ bản. Mặt khác, những cơn giật khi ngủ là hiện tượng lành tính không liên quan đến bất kỳ tình trạng sức khỏe hay mối lo ngại nào. Chủ yếu là chúng gây phiền nhiễu, đặc biệt nếu chúng khiến bạn giật mình tỉnh giấc.

Tuy nhiên, sự lo lắng và mệt mỏi gia tăng làm tăng khả năng gặp phải những cơn giật này, dẫn đến một vòng luẩn quẩn mất ngủ và thiếu ngủ.

dang ngu bi giat minh anh 1

Giật cơ khi ngủ đủ mạnh để đánh thức một người và làm gián đoạn quá trình đi vào giấc ngủ. Ảnh: IBTimes UK.

Cách khắc phục

Đối với bất kỳ ai bị làm phiền bởi tình trạng giật cơ khi ngủ, bác sĩ Raj Dasguta có các đề xuất sau:

  • Giảm lượng caffeine: Uống ít caffeine hơn trong ngày giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể, đặc biệt nếu bạn tránh caffeine vào cuối buổi chiều và ban đêm.
  • Tránh hoặc giảm uống rượu gần giờ đi ngủ: Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng khi cơ thể chuyển hóa xong rượu, bạn sẽ tỉnh giấc, điển hình là vào nửa đêm. Điều đó làm tăng sự mệt mỏi, khiến bạn dễ bị giật mình hơn.
  • Thử thiền và chánh niệm trước khi đi ngủ: Thư giãn cơ thể giúp quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn vào giấc ngủ, khiến cơ bắp của bạn ít co giật hơn. Ngoài ra, một trong những cách tốt nhất để giúp bạn chìm vào giấc ngủ là tập trung vào hơi thở. Bài tập thở để ngủ có hiệu quả với nhiều người bao gồm thở chậm và sâu.
  • Giữ thói quen đi ngủ: Giấc ngủ ngon nhất cần có giờ đi ngủ cố định, ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ. Ngoài ra, bạn nên tránh ánh sáng từ tivi, máy tính hoặc điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Những người mắc hội chứng sợ tiếng ồn

Với người mắc chứng misophonia, một số âm thanh như xì xụp, nhai, gõ có thể gợi ra cảm giác giận dữ hoặc hoảng sợ dữ dội.

Lợi ích của việc ăn bưởi

Bưởi cung cấp lượng chất xơ tốt cho sức khỏe với hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cao.

Nghi Phương

Bạn có thể quan tâm