Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bệnh hôn' khiến con người tê liệt

Các nhà khoa học cho biết một loại virus phổ biến được gọi là EBV gây ra bệnh mono có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch tăng cao ở thanh thiếu niên.

Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc "bệnh hôn" ở thanh thiếu niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng (MS) khi trưởng thành. Ảnh: CareCentral UrgentCare.

Theo Insider, Christian Denis bỏ học cấp ba để ở nhà ngủ. Vấn đề này kéo dài hơn một năm, khi cậu thiếu niên khỏe mạnh trước đây không còn chơi bóng đá hay bóng rổ với bạn bè. Tuy nhiên, tất cả kết thúc, Denis trở lại bình thường sau một thời gian.

Denis, hiện 39 tuổi, cho biết năm 1999, anh và bạn gái đều mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do siêu vi khuẩn Epstein-Barr (EBV, virus herpes type 4) - căn bệnh thường được gọi là "bệnh hôn" ở tuổi vị thành niên.

Ở tuổi 19, Denis bắt đầu phát triển các triệu chứng mới và lạ như khó chỉ, nhấc và nắm lấy đồ vật. Anh được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng, một căn bệnh tiến triển, mạn tính của não và tủy sống có thể gây ra nhiều triệu chứng bao gồm tê liệt và rối loạn chức năng nhận thức.

Gần đây, các nhà khoa học mới tập trung vào thực tế là bệnh nhiễm trùng đơn nhân do virus Epstein-Barr (EBV) thông thường gây ra là yếu tố quan trọng dẫn đến chẩn đoán đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) của anh.

Mối liên hệ giữa virus và các bệnh mạn tính

Tiến sĩ Lawrence Steinman, chuyên gia thần kinh và đa xơ cứng tại Stanford, nói với Insider: “Đây có thể là một tuyên bố táo bạo, nhưng có khả năng đúng là hầu hết bệnh tự miễn dịch đều do vi khuẩn gây ra, thường là virus”.

Cụ thể, EBV là một loại virus có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm u lympho Hodgkin và viêm khớp dạng thấp.

Giáo sư Harvard Alberto Ascherio đã nghiên cứu hơn 10 triệu thành viên quân đội Mỹ và phát hiện ra nguy cơ phát triển đa xơ cứng của họ tăng gấp 32 lần sau khi bị nhiễm EBV. Điều đó ngang bằng với việc hút thuốc gây ung thư.

EBV là một loại virus mà hầu hết sẽ mắc phải vào một thời điểm nào đó giữa những năm 20 tuổi. Các chuyên gia ước tính hơn 90% người dân trên toàn thế giới đã mắc EBV, nhưng chưa đến 0,5% trong số chúng ta sẽ phát triển thành bệnh đa xơ cứng.

EBV có khả năng là tác nhân kích hoạt MS

Hầu hết bệnh nhiễm trùng EBV mà trẻ nhỏ mắc phải đều hoàn toàn không có triệu chứng. Những bệnh nhiễm trùng đó không nhất thiết làm tăng khả năng mắc bệnh đa xơ cứng.

Người trẻ mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có triệu chứng mệt mỏi hơn, nhiều khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch quá mức và điều đó khiến những thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh MS cao hơn.

Thông qua nghiên cứu của mình, tiến sĩ Lawrence Steinman đã phát hiện ra hai yếu tố bổ sung có khả năng góp phần vào sự phát triển của đa xơ cứng.

Đầu tiên là mức độ các kháng thể EBV của một người liên kết với các protein bên trong cơ thể vào những thời điểm cụ thể và thứ hai là do di truyền.

Phương pháp điều trị đa xơ cứng rất rủi ro và tốn kém

Trong khi một số bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng chỉ trải qua các giai đoạn như cơ thể rời rạc, vụng về nhẹ, cứng cơ và co thắt, những người khác lại bị tê liệt, rối loạn chức năng nhận thức và các vấn đề về tiểu không tự chủ.

Có nhiều loại thuốc giúp kiểm soát căn bệnh này nhưng không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng, căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu người trên khắp nước Mỹ.

Insider cho biết Denis uống 12 viên thuốc mỗi năm để kiểm soát chứng đa xơ cứng của mình, đồng thời sử dụng xe lăn và bộ điều khiển bằng tay đặc biệt trong ôtô để đi lại.

Những bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng khác như Roxane Beygi đã trải qua các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn. Beygi được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng ở tuổi 14 sau khi trải qua đợt mệt mỏi tột độ nhiều tháng trước đó.

Beygi quyết định tiến hành cấy ghép tế bào gốc tạo máu được cá nhân hóa để điều trị các triệu chứng đa xơ cứng của cô. Đây là quá trình đầy rủi ro, tốn kém và chỉ được thực hiện bởi một bác sĩ ở Mỹ. Mười hai năm sau, cô chỉ còn một vấn đề sót lại là chữ viết tay rất xấu.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng tế bào gốc nằm ngoài tầm với của hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

5 lầm tưởng về việc tập thể dục khi mang thai

Dù bạn tập luyện cường độ cao, yoga hay chạy bộ buổi sáng, việc vận động rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai.

Có nên thay bàn chải đánh răng sau khi bị ốm?

Bàn chải đánh răng cần thay định kỳ 3 tháng/lần, thậm chí là sớm hơn nếu bạn thường xuyên bị ốm.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm