Ông Lê Duy Phương đã có những chia sẻ rất thẳng thắn về tình huống trớ trêu này:
"Tôi thấy cần xem lại câu chuyện về điểm liệt.
Tôi cũng đã từng làm Phó chủ tịch UBND thành phố Vinh, Nghệ An, đã phụ trách hội đồng thi thành phố Vinh nhiều năm. Tôi cũng đã có lần đề nghị ông Phạm Gia Khiêm (lúc bấy giờ ông Khiêm phó thủ tướng phụ trách văn hóa xã hội) xem xét lại việc tỉnh ủy kỷ luật nặng đồng chí giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Phú Yên về chuyện lộ bài thi, lúc đó không có đề dự bị và kết quả đồng chí ấy không bị kỷ luật mà chỉ chuyển công tác.
Đọc báo, tôi mới biết Bộ GD - ĐT ấn định điểm liệt là 1 với lý do thay đổi cách thi.
Tôi nghĩ điểm liệt là khách quan, không phải ta đặt cho nó bao nhiêu cũng được (nói là điểm liêt chứ làm gì có điểm).
Môt thí sinh bị điểm liệt thường có mấy trường hợp sau:
- Thứ nhất, bài thi em làm, thầy chấm không điểm.
- Thứ hai, em bỏ không thi.
- Thứ ba, trong khi thi môn đó em phạm quy nên bị đình chỉ thi môn đó, bài thi không được công nhận…
Cho nên khen ai khéo dùng chữ liệt để chỉ những trường hợp ấy.
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014. |
Tóm lại điểm liệt đã làm cho thí sinh không đủ số lượng bài phải thi nên không được công nhận tốt nghiệp, như năm nay mỗi em phải thi 4 môn tức là có 4 bài thi.
Còn thi đủ 4 môn có điểm (dù điểm đó bao nhiêu cũng không được gọi là liệt) đều được cộng chia cho 4 nếu thí sinh nào đủ điểm trung bình từ 5 trở lên là được. Vì đây là thi tốt nghiệp, nên không dùng hình thức điểm chuẩn như thi chuyên nghiệp.
Em Q. ở Đồng Nai toán được 1 điểm, là có điểm rõ ràng như vậy chứ liệt đâu. Điểm ấy vẫn đủ tư cách để tham gia với các điểm ở tử số, còn bài vẫn được tham gia ở mẫu số.
Vấn đề là phép chia có đủ trung bình trở lên cho thí sinh không? Như vậy quy định điểm liệt cần xem xét lại".