1. Mâm ngũ quả của người miền Nam gồm những loại trái cây nào?
Tùy theo vùng miền, người dân mỗi nơi sẽ lựa chọn các loại trái cây khác nhau để bày biện mâm ngũ quả dâng lên tổ tiên. Người miền Nam thường chuẩn bị 5 loại trái cây: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với quan niệm theo cách đọc lái chữ "cầu sung vừa đủ xài". Ảnh: Reporting Day. |
2. Cách trình bày mâm ngũ quả của người Bắc theo quan niệm gì?
Mâm ngũ quả cũng được lựa chọn với 5 màu sắc: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Ảnh: Medical News Today. |
3. Vì sao người miền Nam kiêng sử dụng chuối trong mâm ngũ quả?
Người miền Nam thường kiêng cúng một số loại quả mà cách phát âm tên gọi của các loại quả đó khi nói lái sẽ bị suy ra ý không tốt. Ví dụ, chuối suy ra húi nhủi, làm ăn sẽ khó phất. Ảnh: The Western Journal. |
4. Ngoài chuối, trên mâm ngũ quả người miền Nam còn kiêng trái cây nào?
Ngoài chuối, người miền Nam sẽ tránh cam, quýt, lê. Bởi theo quan niệm, lê, táo ý nói lê lết, đổ bể, dễ thất bại. Cam, quýt gợi đến câu nói "Quýt làm cam chịu". Ảnh: Ecobnb. |
5. Ngoài mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, mâm ngũ quả miền Nam có thể thêm loại trái cây gì?
Ngoài mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, người miền Nam còn có thể thêm vào mâm ngũ quả trái thơm (dứa) và một cặp dưa hấu. Quả dứa với mong muốn con cháu đầy nhà. Cặp dưa hấu xanh vỏ, đỏ lòng để cầu may mắn. Ảnh: Saka Saka Co. |
6. Tại sao gọi là mâm ngũ quả trong khi có thể bày nhiều hơn 5 loại trái cây?
Con số 5 là biểu tượng chung của sự sống. Theo đó, ngũ quả là sự tập hợp đầy đủ các loại trái cây trong đất trời, tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân. Ảnh: Bum_maknae. |
7. Mâm ngũ quả người miền Trung chuẩn bị theo quan niệm nào?
Ở miền Trung, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, hoa quả không có điều kiện để sinh trưởng tốt. Vào ngày Tết, họ có gì cúng nấy, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon để thành tâm dâng kính tổ tiên. Ảnh: Conmuabatchot2412. |