Câu 1: Ông Táo là ai?
Theo sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam", "Táo" là tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa là bếp. Theo tín ngưỡng xưa, bếp có thần gọi là Táo Quân, Táo Vương hoặc Táo Thần, khẩu ngữ còn gọi là Táo Công. Cùng thời gian, Táo Công được đọc thành ông Táo. |
Câu 2: Lễ cúng ông Công, ông Táo được tiến hành vào ngày nào của tháng Chạp?
Theo tục cổ truyền của người Việt, hàng năm, ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng tiễn vua Bếp (cũng gọi là ông Công hay Táo Quân) lên chầu trời để báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian. |
Câu 3: Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ?
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo. |
Câu 4: Sự tích Táo Quân của người Việt kể về câu chuyện của nhân vật nào?
Sự tích Táo Quân của người Việt kể về câu chuyện của 3 nhân vật gồm: Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang. Cả 3 nhận vật này bị chết cháy, linh hồn được đưa lên thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong làm Táo Quân. |
Câu 5. Theo sự tích Táo Quân, Trọng Cao được giao công việc gì?
Theo sách "Cơ sở Văn hóa Việt Nam", sau khi lên trời, Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp, danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa, danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần. |
Câu 6. Tại sao cúng ông Táo, người Việt thường thả cá chép?
Theo sách "Việt Nam phong tục", người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời, có nơi gọi là "Tết ông Công". Lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng cá này hóa rồng, đưa ông Táo về trời. |
Câu 7: Theo tín ngưỡng người Việt, khi lên trời, ông Táo sẽ gặp ai?
Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời báo cáo Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm qua dưới trần gian. Người dân làm lễ tiễn ông Công ông Táo thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, điều không may mắn, không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi. |
Câu 8: Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu thứ gì?
Sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam" chép rằng lễ vật cúng Táo Công truyền thống gồm mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. |