Câu 1. “Sư tử Hà Đông” chỉ phụ nữ ghê gớm, có nguồn gốc từ?
Theo sách "Chuyện Đông chuyện Tây" của tác giả An Chi, “sư tử Hà Đông” có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dùng để chỉ phụ nữ hung dữ. |
Câu 2. Hà Đông trong “Sư tử Hà Đông” nghĩa là gì?
Theo từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc, Hà Đông là tên một vùng quê ở Trung Quốc. Theo đó, ngày xưa, cư sĩ tên là Long Khâu sợ vợ là Liễu Thị, bị bạn là nhà thơ Tô Đông Pha thời Tống làm thơ trêu chọc, trong đó có câu: Long Khâu cư sĩ cũng đáng thương / Nói có nói không đêm chẳng ngủ / Bỗng nghe Hà Đông sư tử hống / Gậy chống rời tay lòng hoang mang. Hà Đông chính là quê hương của Liễu Thị, nay thuộc phía Nam của tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). |
Câu 3. Phụ nữ được ví với gì trong câu: “Phận gái 12 bến nước”?
Theo sách Đại Nam quốc âm tư vị, câu "Con gái mười hai bến nước” nghĩa là: Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi phải chịu. |
Câu 4. Câu thành ngữ "Ruột đau chín chiều" nghĩa là gì?
Ruột đau chín chiều là dịch ý của mấy tiếng Hán cửu hồi trường, nghĩa là "chín (lần) quặn ruột". Giản Văn Đế nhà Lương có viết: "Bi dao dạ hề, cửu hồi trường" (Đêm buồn dài dặc hề, chín lần ruột quặn). Tư Mã Thiên cũng viết: "Trường nhất nhật nhi cửu hồi" (Một ngày mà ruột quặn chín lần). |
Câu 5: Nhân vật Hằng Nga - vợ của Hậu Nghệ - còn có tên khác là?
Hằng Nga còn có tên là Thường Nga. Trước đời Hán Văn Đế (179-156 TCN), ở Trung Quốc, người ta vẫn gọi nàng là Hằng Nga. Nhưng từ đời Văn Đế nhà Hán, do kỵ húy, nàng đã được cải gọi là Thường Nga, vì tiếng thứ nhất trong tên của nàng lại trùng với tên húy của Văn Đế. |
Câu 6: “Tố nga” là từ để chỉ người con gái có đặc điểm gì?
Theo từ điển tiếng Việt, Tố Nga là từ cổ hay được dùng trong văn chương để chỉ người con gái có vẻ đẹp. Nguyễn Du đã dùng để nói về vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Kiều: "Đầu lòng hai ả tố nga/ Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân". |
Câu 7: “Tam tòng, tứ đức” là chuẩn mực của người phụ nữ xưa theo quan niệm của?
“Tam tòng, tứ đức” là những chuẩn mực của phụ nữ ngày xưa theo quan niệm của Nho giáo. Tam tòng gồm: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tứ đức gồm: Công, dung, ngôn, hạnh. |