Mẹ bầu và thai nhi nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm phòng vaccine khi mang thai là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ, do đó tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm, bất kể trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.
Tại sao việc tiêm phòng cúm cho phụ nữ mang thai lại quan trọng?
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm để giảm nguy cơ biến chứng nặng. |
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Thắng - Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhiều bà mẹ tương lai luôn sợ tiêm phòng cúm sẽ làm tổn thương thai nhi. Tuy nhiên, vaccine cúm đã được đánh giá trong nhiều nghiên cứu và cho thấy an toàn cho trẻ sơ sinh.
Trên thực tế, mũi tiêm phòng cúm của mẹ mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Do đó, việc tiêm vaccine cúm lại quan trọng đối với các bà mẹ tương lai.
Bà bầu nên tiêm phòng cúm vì khi mang thai, nếu bị cúm sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng nặng hơn, bao gồm sinh non, viêm phổi nặng có thể phải nhập viện chăm sóc đặc biệt, thậm chí tử vong mẹ.
Cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng cúm. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm bất hoạt, không nên tiêm vaccine cúm dạng xịt mũi vì vaccine này được làm từ virus cúm sống.
Tiêm phòng cúm có an toàn cho thai nhi đang phát triển không?
Không chỉ an toàn cho em bé mà tiêm phòng cúm còn có tác dụng bảo vệ, đặc biệt đối với những em bé sinh ra trong mùa cúm. Khi mẹ tiêm phòng cúm, cơ thể sẽ phát triển các kháng thể chống lại bệnh cúm đi qua nhau thai và bảo vệ em bé trong vài tháng đầu đời trước khi bé có thể tiêm phòng cúm, tức là phải đến 6 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong liên quan đến cúm cao nhất ở trẻ em, vì vậy nên làm tất cả những gì có thể để ngăn ngừa trẻ mắc bệnh này. Tiêm vaccine cúm cho phụ nữ mang thai giúp giảm khoảng 70% nguy cơ nhập viện do cúm đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Vaccine cúm có an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú?
Vaccine cúm an toàn cho mẹ bầu trong bất kỳ giai đoạn mang thai nào. Các bà mẹ đang cho con bú cũng nên tiêm phòng cúm vì phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do cúm cho đến khoảng hai tuần sau khi sinh. Trên thực tế, khuyến nghị mọi người, từ trẻ em trên 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Nếu bị cúm mặc dù đã tiêm phòng cúm cần phải đi khám. |
Bị cảm cúm khi mang thai nên làm gì?
Nếu bị cúm mặc dù đã tiêm phòng cúm, vì vaccine cúm không có tác dụng bảo vệ 100%, điều quan trọng là phải đi khám. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus như Tamiflu để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thuốc kháng virus có hiệu quả nhất nếu được sử dụng ngay khi phát bệnh.
Các triệu chứng cúm dẫn đến sốt, ho và đau nhức cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai bị cúm phải đi khám ngay lập tức để được điều trị.
Khi nào mẹ bầu nên tiêm phòng cúm?
Phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh trong bất kỳ giai đoạn mang thai nào nhưng tốt nhất là nên tiêm phòng cúm vào đầu mùa cúm, tức là vào tháng 10.
Mùa cúm kéo dài ít nhất là đến tháng 4 và đó là khoảng thời gian dài mà mẹ và con dễ gặp nguy hiểm nếu mẹ mắc cúm. Ngoài việc tiêm phòng cúm, biện pháp phòng ngừa tốt nhất như rửa tay đúng cách, xử lý ho và hắt xì đúng cách, ở nhà nếu bị bệnh và cố gắng không làm lây bệnh cúm cho người khác.
Bản năng làm mẹ, bản lĩnh nuôi con
Khi bước vào hành trình làm mẹ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và thấy hoang mang, không biết làm thế nào khi con gặp vấn đề. Cuốn sách này được viết bởi được viết bởi bác sĩ Nhi khoa Aubrey Hargis, mang tới cho các bà mẹ nhiều kiến thức hữu ích trong năm đầu nuôi con.