Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Tại sao việc trang điểm lại quan trọng với các nữ tù nhân

Việc trang điểm, làm đẹp giúp các nữ tù nhân cảm thấy lạc quan hơn. Diễn biến dịch bệnh phức tạp thời gian qua thậm chí đã dẫn đến tình trạng thiếu mỹ phẩm tại nhiều trại giam.


Khi cac nu tu nhan trang diem anh 1

Năm 2020 là thời điểm khó khăn đối với Joyce Pequeno, tù nhân 28 tuổi tại cơ sở cải tạo Coffee Creek ở Wilsonville, Oregon (Mỹ). Tình trạng giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến tâm lý của cô. Điều này còn khiến phiên điều trần khoan hồng của Joyce buộc phải hoãn lại.

Trong thời gian đó, cô thường xuyên trang điểm với các bước cơ bản như đánh phấn nền, phấn má và kẻ viền mắt. "Điều này khiến tôi cảm thấy dễ chịu hơn, như được trở thành một con người thực sự. Việc họ chỉ bán mỹ phẩm rẻ tiền thật khó chịu nhưng đó là những gì chúng tôi có", Joyce chia sẻ với CNN qua email.

Khi cac nu tu nhan trang diem anh 2

Việc được làm đẹp tác động nhiều đến tâm lý của các tù nhân. Ảnh: CNN.

Tìm thấy sự lạc quan qua mỹ phẩm

Susan Ferguson, tù nhân ở trung tâm California, Chowchilla (Mỹ), cũng có thói quen làm đẹp đều đặn. Cô thường dưỡng tóc và sơn móng tay. Những hoạt động này giúp Susan cảm thấy vui vẻ hơn.

Nhiều tù nhân tìm thấy sự thoải mái nhờ mỹ phẩm. Họ bị tước quyền tự do, không được gặp bạn bè và gia đình. Bởi vậy, việc trang điểm giúp các tù nhân được thể hiện bản thân theo cách họ muốn.

Jennifer Vollen-Katz, giám đốc điều hành của Hiệp hội John Howard, một cơ quan giám sát nhà tù, cho biết: "Nhu cầu của phụ nữ ở trong tù rất khác khi so sánh với nam giới".

Khoảng 86% các nữ tù nhân trong những nhà tù tại Mỹ từng bị bạo lực tình dục ở một thời điểm trong cuộc đời. Trong khi đó, 75% phụ nữ ở trong tù có vấn đề về sức khỏe tâm thần, có lịch sử lạm dụng chất kích thích và bị ảnh hưởng bởi hành vi cưỡng bức.

Khi cac nu tu nhan trang diem anh 3

Nhiều tù nhân tự làm mỹ phẩm từ vụn sơn tường, thanh gỗ bị cháy... Ảnh: AFP.

Việc trang điểm, làm đẹp mang lại nhiều lợi ích cho tâm lý của các tù nhân. Tuy nhiên, thói quen này bị các cấp quản lý coi là phù phiếm hoặc quá xa xỉ.

Mỹ phẩm bị cấm trong các nhà tù ở New York cho đến năm 1920. Điều tương tự xảy ra ở nhà tù Nebraska cho đến năm 1924. Trong khi đó, nhà tù ở Anh cấm mỹ phẩm đến năm 1946.

Vào năm 1998, bang Virginia (Mỹ) cấm trang điểm với lý do hoạt động này có thể gây ra hiện tượng buôn hàng lậu. Patricia L. Huffman, giám đốc trung tâm cải tạo Fluvanna, phản đối lệnh cấm. Chia sẻ với tờ Washington Post, bà cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng tạo cơ hội để phụ nữ trở nên tốt đẹp hơn". Tuy nhiên, lệnh cấm mỹ phẩm trở thành yếu tố kìm hãm việc này.

Thích nghi

Trong nhiều thập kỷ qua, các tù nhân từng thực hiện nhiều phương pháp sáng tạo để có mỹ phẩm.

Vào những năm 1920, phụ nữ trong nhà tù Holloway ở Anh đã cạo vụn sơn tường phòng giam để làm phấn phủ, giấy đỏ được làm ẩm nhằm trở thành son môi. Năm 1929, nữ tù nhân ở New Jersey (Mỹ) sử dụng giấy được xé từ sách trong thư viện trại giam để làm xoăn tóc. Họ kẻ lông mày bằng những thanh gỗ cháy và đã thành than.

Khi cac nu tu nhan trang diem anh 4

Lớp học dạy kỹ năng làm đẹp được tổ chức tại nhà tù tiểu bang Metro ở Atlanta. Tại đây, các tù nhân được học nghề làm tóc. Ảnh: AP.

Giấy sáp trở thành món hàng nổi tiếng trong năm 1950. Người ta phát hiện ra nó có thể được nấu chảy và dùng để duỗi hoặc tạo độ bóng cho tóc.

Nhiều món mỹ phẩm được phát minh từ khu vực nhà ăn. Các tù nhân dùng bơ trộn với bút chì đã được bào ra để làm mascara.

Nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận với mỹ phẩm giúp làm giảm tình trạng bạo lực giữa các tù nhân. Đồng thời, các nghiên cứu chỉ ra rằng những tù nhân có ý thức về việc làm đẹp cho bản thân sẽ tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Khi các nhà tù sửa đổi lại quy tắc, việc sử dụng mỹ phẩm đi đôi với những ràng buộc. Năm 1940, những người phụ nữ tại trại giáo dưỡng liên bang ở Seagoville, Texas (Mỹ), được phép đánh má, tô son và tô móng tay trong suốt.

Bước sang những năm 1950, các tù nhân ở Canada có thể thoa phấn và tô son môi nhưng không được kẻ mắt hoặc chuốt mascara.

Sự ra đời của các lớp học thẩm mỹ

Những tác động từ người ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc đưa mỹ phẩm đến tay các tù nhân. Tại Chicago, năm 1970, triệu phú W. Clement Stone đã phát triển một trường dạy làm đẹp trong tù.

Ông nói: "Chúng tôi sẽ khiến những người phụ nữ phát triển nét quyến rũ bên ngoài. Từ đó, họ có cơ hội khám phá sức hút của bản thân từ bên trong". Hành động này đã tạo ra một số sự thay đổi.

Một nhân viên xã hội người Đức đã chia sẻ với Reuters rằng son môi, sơn móng tay giúp các tù nhân vượt qua cảm giác cam chịu, thờ ơ.

Sự phát triển của các lớp học thẩm mỹ trong tù cũng định hình lại câu chuyện xoay quanh việc dùng mỹ phẩm. Các lớp học giúp nâng cao lòng tự trọng và trang bị cho tù nhân những kỹ năng. Kinh doanh dịch vụ làm đẹp là một con đường khả thi để có việc làm. Những người đã học nghề sau khi được thả sẽ dễ hòa nhập và tỷ lệ tái phạm thấp hơn đáng kể.

Khi cac nu tu nhan trang diem anh 5

Các tù nhân được cắt tóc bởi bạn tù, những người học nghề tại HM Prison Styal, Anh. Ảnh: CNN.

Ngày nay, lớp dạy thẩm mỹ là nơi quen thuộc trong các nhà tù dành cho phụ nữ. Christie Luther, người thành lập trường thẩm mỹ Rise bên trong Trung tâm Cải tạo Mabel Bassett ở Oklahoma, cho biết: "85% học viên của chúng tôi đang làm việc trong các tiệm tóc lớn. Nhiều người đã lên chức quản lý". Một số tù nhân cảm thấy được trao quyền khi ở trong lớp học.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm chậm tiến độ dạy học. Năm 2020, học viên của Christie Luther nghỉ học 247 ngày.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh đã gây ra tình trạng thiếu mỹ phẩm tại các nhà tù. Khoảng thời gian giãn cách khiến việc đưa mỹ phẩm vào trại giam gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, đối với Joyce Pequeno, tù nhân được ân xá vào đầu năm 2021, việc lo lắng về tình trạng thiếu mỹ phẩm đã là dĩ vãng. Hiện tại, cô vẫn giữ nguyên các bước làm đẹp giống khi còn ở trong tù nhưng sản phẩm được đổi mới, tốt cho da hơn.

Xu hướng mặc suit kimono của nam giới

Suit kimono bắt đầu được quan tâm khi Chadwick Boseman mặc trong buổi ra mắt phim tại Seoul. Kể từ đó, thiết kế này là lựa chọn của nhiều ngôi sao khác.

Cách trang điểm để môi đầy như Kim Kardashian

Mario Dedivanovic đưa ra một số mẹo trang điểm giúp đôi môi nhìn đầy đặn hơn. Anh cho rằng kẻ viền môi là yếu tố quan trọng và cần được lưu ý.

Vay suit da tro lai hinh anh

Váy suit đã trở lại

0

Chân váy kết hợp blazer từng là biểu tượng của những người phụ nữ quyền lực. Thời gian gần đây, thiết kế này được nhiều thương hiệu lăng xê với màu sắc, họa tiết trẻ trung.

Giai Kỳ

Bạn có thể quan tâm