Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Tại sao vòng tua máy của ôtô luôn thấp hơn môtô?

Khả năng tạo ra momen xoắn giữa 2 động cơ hoàn toàn khác nhau vì thế cần phải tăng vòng tua máy để đáp ứng đủ sức mạnh cho động cơ.

Tôi luôn thắc mắc tại sao chiếc Toyota Innova của mình có vòng tua máy thấp hơn một chiếc xe môtô Yamaha R15, đáng lẽ ôtô nặng hơn yêu cầu vòng tua máy cao hơn. Tại sao lại có sự khác biệt này?

Tuấn An, 42 tuổi, Long An

Thành Nhân, kỹ thuật viên động cơ ôtô

Chào bạn. Trước khi giải thích lí do tại sao có sự chênh lệch giữa vòng tua máy của ôtô thấp hơn nhiều lần so với vòng tua máy môtô, hãy tìm hiểu momen xoắn là gì và nó có liên quan gì đến vòng tua máy?

Momen xoắn là đơn vị đo khả năng thực hiện công của động cơ. Momen xoắn càng lớn, động cơ có khả năng thực hiện nhiều công hơn. Nói đơn giản momen xoắn thể hiện "độ bốc" của động cơ.

Xe môtô thường có dung tích động cơ từ 50 cc (Honda Cub) đến hơn 1000 cc (Honda Gold Wing 1.800 cc), trong khi đó động cơ của ôtô có dung tích thấp nhất là 800 cc (Chevrolet Spark). Động cơ càng nhỏ thì khả năng tạo ra momen xoắn càng thấp, để làm cho động cơ môtô có đủ sức kéo các hãng sản xuất bắt buộc phải nâng số vòng tua máy của môtô lên cao.

Nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến sự chênh lệch này. Một yếu tố nữa chính là khối lượng trục khuỷu (crankshaft) của ôtô nặng hơn môtô rất nhiều lần, cộng với hành trình tay dên dài hơn giúp động cơ ôtô tạo ra momen xoắn cao từ những vòng tua thấp.

Tuy nhiên không phải tất cả các mẫu ôtô đều bị giới hạn tua máy ở khoảng 7.000-8000 vòng/phút, những mẫu xe đua thể thao có vòng tua máy đạt được 8.000-9.000 vòng/phút. Thậm chí siêu xe F1 có vòng tua máy lên đến 20.000 vòng/phút, gần gấp đôi vòng tua máy trên các mẫu môtô thông thường.

Bạn có thể quan tâm