Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tâm điểm Covid-19: Phòng ngừa lây nhiễm nCoV tại chung cư

Theo TS Lê Quốc Hùng, biến chủng Delta lơ lửng và dễ phát tán trong không khí. Vì vậy, các không gian kín tại chung cư có nguy cơ lây nhiễm virus cao. 

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 4, không ít các khu vực chung cư trở thành cụm lây nhiễm lớn và phức tạp, khó kiểm soát. Điển hình là cụm lây nhiễm ở chung cư Ehome (Bình Tân), chung cư Phú Thọ (quận 11), Vạn Đô (quận 4), HH4C Linh Đàm (Hà Nội)... Các ổ dịch lớn này hiện cơ bản được kiểm soát.

Nhiều cư dân sống tại các chung cư lo ngại việc lây lan nCoV qua hệ thống thông gió và các khu vực sinh hoạt chung.

Vì sao chung cư có nguy cơ lây nhiễm nCoV?

Trong đợt bùng phát dịch tại TP.HCM, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM đánh giá đặc điểm lớn nhất của các chuỗi lây nhiễm lớn ở thành phố là biến chủng Delta có tốc độ lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc, đặc biệt là các tòa nhà văn phòng.

Sự lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm cho dịch lan tỏa rất nhanh, rộng tại thành phố. Một trong những cụm lây nhiễm lớn trong bối cảnh này có những khu nhà trọ, khu dân cư, chung cư…

lay nhiem nCoV tai chung cu anh 1

Lực lượng chức năng phong tỏa và phun khử khuẩn một tòa chung cư ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), khu vực chung cư là nơi có nhiều hộ dân sinh sống trong diện tích khá nhỏ. Các khu vực công cộng buộc sử dụng chung khá nhiều như thang máy, hành lang, công viên, phòng gym… Đây là những khu vực tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao.

“Chung cư càng có nhiều hộ dân sinh sống trong diện tích nhỏ thì nguy cơ lây nhiễm càng cao bởi khả năng tiếp xúc nhiều hơn. Nguy cơ lây nhiễm tại chung cư là có nhưng không quá nguy hiểm”, TS Hùng nhận định.

Theo vị bác sĩ này, những tình huống tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 thường là chạm tay lên bề mặt trong thang máy và nhiều người (trong đó có F0) đi cùng một thang máy.

Tại khu sinh hoạt chung như công viên, hồ bơi, phòng gym, siêu thị mini…, nguy cơ đa số là chạm tay lên các bề mặt, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Đó là lý do mà trong những đợt giãn cách xã hội, các chung cư cảnh báo người dân không tụ tập tại khu vực chung hay xuống công việc tập thể dục.

Lý giải về nguy cơ lây nhiễm qua hệ thống thông gió, hành lang chung cư, TS Lê Quốc Hùng cho biết theo kết cấu thông thường ở các chung cư, phía hai bên thường là thang máy và cửa thoát hiểm, tạo luồng khí mạnh đi dọc hành lang.

Luồng gió này di chuyển một chiều. Khi mở cửa căn hộ, người dân có thể trực tiếp hứng luồng khí này. Đồng thời, virus SARS-CoV-2 từ căn hộ có F0 sinh sống có thể theo luồng khí này, đến căn hộ khác.

lay nhiem nCoV tai chung cu anh 2

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Ảnh: Phương Lâm.

“Người nhiễm SARS-CoV-2 đang cách ly tại nhà cần tuyệt đối không đi ra khu vực thông gió chung của tầng, cũng không nên mở cửa hành lang. Ngược lại, cư dân sống tại căn hộ khác có cửa chính ra hành lang chung cư, cửa thông gió ở hành lang, cửa sổ có hướng quay ra hành lang hoặc nhìn thẳng sang căn hộ đối diện cần đóng chặt để hứng luồng khí từ hành lang”, TS Hùng cho biết.

Làm gì để hạn chế lây nhiễm nCoV tại chung cư?

Theo TS Lê Quốc Hùng, nguyên tắc quan trọng nhất để phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 tại chung cư là giãn cách cư dân. Mỗi chung cư cần có kế hoạch phân bố giờ giấc hợp lý tại khu vực chung người dân để hạn chế tập trung đông người, hạn chế sự tiếp xúc, không làm mật độ người tiếp xúc tăng cao.

“Trong đợt dịch tại TP.HCM, có nhiều nhiều chung cư đã thực hiện điều này. Sắp tới đây, khi thành phố dần mở cửa và cho phép cư dân tập thể dục nội khu, người dân cũng nên chú ý lựa chọn khung giờ hợp lý, tránh tập trung đông đúc”, TS Hùng khuyến cáo.

lay nhiem nCoV tai chung cu anh 3

Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý vệ sinh nhà cửa, lau rửa các bề mặt để phòng ngừa lây nhiễm nCoV. Ảnh: Duy Hiệu.

Tại các khu vực chung ở thang máy, Ban quản lý có thể bố trí sẵn chai nước rửa tay để cư dân mỗi khi bấm tầng có thể sát khuẩn tại chỗ. Bố trí chai nước tại khu vực cần thiết. Ghế ngồi, lan can, tay nắm cửa… cũng cần bố trí tương tự.

Theo phân tích của TS Hùng, biến chủng Delta mặc dù có thể lơ lửng trong không khí nhưng thời gian này không kéo dài. Khi virus theo giọt bắn ra ngoài không khí, chúng sẽ rơi và bám lại các bề mặt. Do đó, cư dân chung cư có thể phân công người thường xuyên làm công việc lau dọn, khử khuẩn bề mặt này.

“Trong môi trường sinh hoạt, vấn đề lau rửa sạch sẽ bề mặt bằng dung dịch khử khuẩn quan trọng hơn là phun hóa chất, bởi nguy cơ lây nhiễm qua chạm tay lên các bề mặt thường cao hơn”, TS Hùng nói thêm.

Giải pháp tiếp theo, chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến cáo cư dân cần giữ vệ sinh, thông thoáng nhà cửa rất quan trọng. Nếu khu vực có ánh sáng, gió trời, người dân nên mở cửa để thông khí, cho ánh sáng mặt trời chiếu vào.

“Luồng khí tự nhiên, ánh sáng mặt trời sẽ làm thay đổi không khí tù động trong nhà, làm loãng nồng độ virus nếu có”, TS Hùng cho biết.

Để phòng tránh lây nhiễm virus tại các khu chung cư, độc giả nên thường xuyên khử khuẩn đồ vật thường dùng, khu vực sinh hoạt chung bằng nước vệ sinh bề mặt Lifebuoy và nước lau sàn Lifebuoy – sản phẩm được chứng minh có khả năng diệt khuẩn lên đến 99,9%.

Zingnews cùng nhãn hàng Lifebuoy vệ sinh nhà cửa vệ sinh nhà cửa đồng hành thực hiện chương trình “Tâm điểm Covid-19” nhằm cung cấp thông tin hữu ích về dịch bệnh Covid-19 cho độc giả. Đón xem chương trình vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần trên Zingnews.

Tâm điểm Covid-19: Nguy cơ nhiễm nCoV qua thực phẩm

TS Lê Quốc Hùng khuyến cáo việc lây nhiễm SARS-CoV-2 qua thực phẩm hiếm xảy ra nhưng người dân cần thận trọng khi tiếp xúc.

Tâm điểm Covid-19: Các thuật ngữ, chỉ số đánh giá cấp độ bệnh Covid-19 Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng, các F0 được theo dõi tại nhà có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi chỉ số SpO2 song cần đọc đúng thông số.

Hoàng Ân

Bạn có thể quan tâm