Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tầm quan trọng của cây xanh đối với giảm thiểu biến đổi khí hậu

Cây xanh giữ vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí CO2 trong khí quyển, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường và điều hòa khí hậu.

Vào tháng 3 năm nay, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) thống kê nồng độ carbon dioxide (CO2) đã chạm ngưỡng 417,14 phần triệu (ppm), cao hơn 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, khiến quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn: Nền nhiệt Trái Đất tăng cao, băng ở 2 cực tan nhanh và liên tục xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan như siêu bão, lũ lụt, hạn hán kéo dài.

Để làm giảm nhanh lượng khí thải CO2, trồng thêm cây xanh được xem là giải pháp cấp thiết được nhiều quốc gia triển khai. Với đặc tính sinh trưởng tự nhiên, cây xanh có khả năng hấp thụ lớn lượng khí CO2 qua quá trình quang hợp, đồng thời tạo ra nhiều tác động tích cực đối với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Vai trò của cây xanh đối với biến đổi khí hậu

Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, một cây xanh trưởng thành cao trên 30 m có thể hấp thụ khoảng 22,7 kg khí CO2 trong một năm. Con số này tương đương với lượng khí CO2 do một chiếc xe hơi thải ra môi trường khi chạy được đoạn đường 41,5 km. Trong khi đó, thông qua quá trình quang hợp, trung bình một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng oxy cho 4 người sử dụng.

trong cay xanh,  du an xanh anh 1

Cây xanh góp phần hấp thụ lượng lớn khí CO2.

Bên cạnh khí CO2, cây xanh còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại từ không khí khác như anhidrit, sunfua, fuo, clo, amoniac… Cơ chế này được hình thành do quá trình quang hợp, cây sản xuất các ion âm (NAI), có khả năng hấp thụ những chất dạng hạt lơ lửng và thanh lọc không khí. Ngoài ra, cây xanh còn có thể hấp thụ, chuyển hóa nhiều chất độc hại trong đất và nguồn nước.

Cùng với đó, cây xanh còn được biết đến như “tấm lá chắn” có khả năng cản bụi cho các đô thị lớn hay khu công nghiệp. Theo thông tin từ Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, một cây xanh có tán lớn và rộng có thể cản được 10-30 kg bụi. Nhờ đó, nồng độ bụi thổi qua một cây xanh có thể giảm đi 20-60%.

trong cay xanh,  du an xanh anh 2

Cây xanh góp phần mang lại bầu không khí trong lành.

Hệ thống rễ đâm sâu của cây giúp đất tơi xốp hơn, nhờ đó khi mưa lớn nước sẽ thẩm thấu nhanh, góp phần giảm tình trạng ngập úng tại đô thị. Trong khi đó, tại khu vực trung du và miền núi, rừng rậm giữ vai trò chủ chốt trong điều hòa dòng chảy. Rễ cây cũng tạo cho đất kết cấu chắc chắn hơn, giảm xói mòn, sạt lở khi mưa lớn.

Nhờ tạo ra các khoảng trống trong đất, hệ rễ cây góp phần quan trọng trong việc dự trữ mạch nước ngầm cho mùa khô. Tán lá rộng lớn của cây xanh có khả năng điều tiết nhiệt độ, giảm sự bốc hơi của nước, từ đó góp phần cải thiện tình trạng hạn hán ở nhiều địa thương.

Cần trồng thêm bao nhiêu cây xanh là đủ?

Với những vai trò kể trên, nhiều quốc gia và tổ chức môi trường đã xác định trồng thêm cây xanh là giải pháp quan trọng góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ vào năm 2019 từng đưa ra kết luận: “Cách tốt nhất để chống biến đổi khí hậu là tiến hành một chiến dịch trồng thêm cây xanh với quy mô tương đương diện tích của nước Mỹ”.

Theo đó, thế giới vẫn còn có thể quy hoạch để trồng thêm 900 triệu ha cây xanh, từ đó hấp thu 205 tỷ tấn carbon (chiếm hơn 60% lượng khí CO2 do con người thải ra). Nhà nghiên cứu của dự án - Jean-Francois Bastin - cho biết, con số này đủ để thế giới trì hoãn tác động biến đổi khí hậu trong 20 năm. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, bên cạnh dựng lại rừng, các quốc gia có thể phủ xanh đất canh tác và đô thị để góp phần đạt được diện tích cây xanh như mong đợi.

trong cay xanh,  du an xanh anh 3

Cách đơn giản nhất để chống biến đổi khí hậu là trồng thêm cây xanh.

Tại Việt Nam, trồng thêm cây xanh cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu để chống lại biến đổi khí hậu, đồng thời cải thiện cảnh quan, nâng cao chất lượng sống của người dân và hướng đến phát triển bền vững. Vừa qua, đề án trồng 1 tỷ cây xanh đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, dự án sẽ trồng 630 triệu cây xanh tại các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất.

Mang lại ý nghĩa thiết thực, dự án nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng lớn từ nhiều địa phương, tổ chức trên cả nước. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp cũng nỗ lực chung tay kiến tạo nên “lá phổi xanh” cho Việt Nam thông qua loạt chương trình ý nghĩa. Nổi bật trong số đó là Tập đoàn Novaland với chương trình “Green up Việt Nam - Triệu cây xanh cho cuộc sống bừng sáng”, triển khai trồng hàng chục triệu cây xanh tại các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận...

trong cay xanh,  du an xanh anh 4

Tập đoàn Novaland phối hợp UBND tỉnh đoàn Lâm Đồng trồng 50 triệu cây xanh đến năm 2025.

Là một trong những nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của tập đoàn, chương trình được Novaland kỳ vọng góp phần xây dựng một môi trường sống xanh - sạch - đẹp cho Việt Nam. Trước tiên, chương trình góp phần cải thiện cảnh quan cho nhiều đô thị bằng màu xanh của cây cối, đồng thời mang lại bầu không khí trong lành, tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân.

Phát biểu tại sự kiện phát động trồng 50 triệu cây xanh tại tỉnh Lâm Đồng vào cuối tháng 4, ông Bùi Xuân Huy - Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland - từng nhấn mạnh: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Chương trình phát động ngày hôm nay như một lời cam kết của các bên sẽ luôn chia sẻ cùng hướng tới mục tiêu chung vì lợi ích và sự phát triển bền vững cho môi trường, cộng đồng và xã hội”.

Bên cạnh chương trình trồng cây xanh ý nghĩa, với mục tiêu tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, Novaland tập trung đầu tư vào các dự án xanh và bền vững. Ngay từ giai đoạn lựa chọn, đầu tư, thiết kế, cho đến thi công, vận hành, các dự án của tập đoàn đều hướng đến loạt tiêu chuẩn xanh.

Novaland là một trong những doanh nghiệp BĐS tiên phong áp dụng hệ thống công trình xanh EDGE của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) trong thiết kế và thi công dự án, hướng đến mục tiêu giảm tối thiểu 20% nguồn vật liệu, mức năng lượng và nước tiêu thụ. Các dự án được giám sát tác động tới môi trường thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên như năng lượng, nước, giảm thiểu tiếng ồn..., góp phần vào việc vận hành lâu dài, phát triển bền vững của tập đoàn.

Bằng cách triển khai sáng tạo cùng nhiều hoạt động thú vị, gần gũi, Novaland không chỉ trồng thêm cây xanh hay xây dựng các dự án bền vững, mà còn giúp nâng cao, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Kêu gọi được sự đồng lòng chung sức của toàn xã hội, từ các cấp chính quyền đến người dân và doanh nghiệp, tập đoàn mong đợi tạo ra tác động tích cực đến quá trình cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Giang Hoàng Lam

Bình luận

Bạn có thể quan tâm