Ở một mình không phải lúc nào cũng được xem là tiêu cực. Ảnh minh họa: John Diez/Pexels. |
Có thể nói, con người là giống loài xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết nối giữa người với người thực chất thiết yếu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người.
Tuy nhiên, thời gian ở một mình hay thời gian riêng tư dành cho bản thân, cũng không kém tầm quan trọng trong duy trì tâm trí khỏe mạnh và tích cực.
Dưới đây, Verywell Mind tổng hợp những nghiên cứu hữu ích giúp bạn nhận thức được lợi ích của việc “đơn độc” cũng như cách để tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Đầu tư thời gian cá nhân giúp phát triển khả năng sáng tạo. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels. |
Lợi ích
Dành thời gian cho bản thân tạo cơ hội cho bạn thoát khỏi áp lực xã hội và đầu tư vào khai thác suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm cá nhân. Bên cạnh đó, bạn còn có thể nhận về một số lợi ích như sau:
Tăng trải nghiệm cá nhân
Thoải mái với việc ở một mình cho bạn thêm thời gian và tự do để khám phá đam mê cá nhân mà không bị can thiệp. Đây còn là một phương thức giúp bạn thử nghiệm, nghiên cứu và học hỏi những điều mới mẻ.
Đầu tư thời gian cá nhân còn đồng nghĩa với việc bạn có thể khám phá mọi mình muốn mà không phải chịu áp lực và phán xét từ người khác.
Theo đó, “đơn độc” là thiết yếu cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân. Thay vì lo lắng về nhu cầu, sở thích và quan điểm của người khác, ở một mình giúp bạn tập trung vào bản thân hiệu quả hơn.
Tăng sức sáng tạo
Thời gian ở một mình là cơ hội để bạn thả tự do cho tâm trí và tăng cường khả năng sáng tạo. Vì không cần quan tâm hay tương tác với người khác, bạn hoàn toàn có thể tránh được những tác động bên ngoài để tập trung vào nội tâm.
Nghiên cứu thực sự cho thấy rằng ở một mình có thể dẫn đến thay đổi trong não giúp thúc đẩy quá trình sáng tạo. Thậm chí, những người có xu hướng chủ động dành thời gian ở một mình thường sở hữu sức sáng tạo đáng kể.
Trong một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng perceived social isolation (sự cô lập xã hội có nhận thức hay còn gọi là sự cô đơn) kích thích hoạt động của các mạch thần kinh liên quan đến trí tưởng tượng. Khi thiếu vắng kết nối xã hội, bộ não sẽ tăng cường mạng lưới sáng tạo giúp lấp đầy khoảng trống.
Bổ sung năng lượng xã hội
Sống một mình thường được nhìn nhận không quá tích cực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sống một mình thực sự có thể sở hữu đời sống đa dạng cũng như nhiều năng lượng xã hội hơn với các cá nhân sống chung với người khác.
Trong cuốn sách Going Solo của mình, nhà xã hội học Eric Klinenberg cho hay cứ bảy người trưởng thành ở Mỹ thì có một người sống một mình. Dù vậy, họ không cô đơn mà có đời sống xã hội rất phong phú.
Dành thời gian một mình chất lượng khác với sự cô độc. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels. |
Khác với cô đơn
Thực tế, có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự cô độc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Chẳng hạn, tăng huyết áp, suy giảm nhận thức, lo âu xã hội và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Bên cạnh đó, cô đơn còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực như trầm cảm, béo phì, huyết áp cao và tử vong sớm hơn.
Dù vậy, bạn nên biết rằng ở một mình không đồng nghĩa với cô đơn. Trong khi cô đơn móc nối nhiều với cảm giác tiêu cực về sự cô lập thì ở một mình liên quan đến việc tìm kiếm tự do, cảm hứng và sự hồi sinh tích cực.
Cảm xúc thất thường hoặc nóng nảy quá mức có thể là dấu hiệu bạn cần thời gian một mình nhiều hơn. Ảnh minh họa: cottobro studio/Pexels. |
Dấu hiệu cần thời gian một mình
Thực tế, không dễ dàng để chúng ta nhận thấy dấu hiệu bản thân cần tránh xa kết nối xã hội một thời gian.
Dưới đây, Verywell Mind chỉ ra một số đại diện tiêu biểu:
- Nóng nảy
- Dễ khó chịu vì những điều nhỏ nhặt
- Mất hứng thú làm việc với người khác
- Cảm thấy bị choáng ngợp hoặc kích thích quá mức
- Gặp khó khăn trong việc tập trung
- Lo lắng về việc dành thời gian với người khác.
Ngay cả khi bạn đang vật lộn với bất kỳ dấu hiệu nào vừa đề cập, dành chỉ một chút thời gian ở một mình có thể giúp phục hồi đáng kể. Thêm vào đó, một nghiên cứu cho hay những người dùng khoảng 11% thời gian mỗi ngày dành cho bản thân ít cảm thấy tiêu cực hơn trong cuộc sống.
Bạn nên hạn chế các vật dụng hoặc yếu tố gây phiền nhiễu trong thời gian ở một mình. Ảnh minh họa: koshevayak/Pexels. |
Cách thức thực hiện
Nếu đang cân nhắc việc dành thời gian một mình, bạn nên làm điều đó theo cách hiệu quả nhất.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một tinh thần tự nguyện. Thêm vào đó, điều quan trọng là bạn vẫn có thể quay lại đời sống xã hội bình thường bất cứ khi nào mình muốn.
Dưới đây là một số cách giúp bạn có thời gian riêng tư chất lượng:
- Lựa thời điểm: Hãy chọn khoảng thời gian bạn muốn ở một mình. Tiếp đó, bạn cần sắp xếp lịch trình để đảm bảo rằng người khác biết và không làm phiền bạn vào thời điểm đó.
- Tắt mạng xã hội: Bạn hãy cố gắng loại bỏ mọi phiền nhiễu, đặc biệt là những cái dễ kích thích sự so sánh. Cách này giúp bạn tập trung vào suy nghĩ và sở thích cá nhân thay vì cuộc sống của người khác.
- Lên kế hoạch: Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái ở một mình. Vì vậy, lên kế hoạch cho những việc mình muốn làm sẽ giúp ích bạn đáng kể. Một số hoạt động đáng tham khảo là tham gia hoạt động thư giãn, tìm sở thích mới hoặc đọc sách.
- Đi dạo: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dành thời gian ngoài trời có tác động tích cực đến sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy bị gò bó và ngột ngạt do giao tiếp xã hội quá nhiều, dành một chút thời gian bên ngoài một mình để tận hưởng thiên nhiên có thể hỗ trợ quá trình phục hồi năng lượng.
Bên cạnh đó, mỗi người có nhu cầu khác nhau về “đơn độc” và xã giao. Một số người chỉ cần vài phút, trong khi những người khác có thể cần nhiều thời gian ở một mình hơn. Theo đó, bạn cần thử nghiệm và khám phá để có được cân bằng về thời gian riêng tư và kết nối xã hội thông thường.
Đi dạo là một cách dành thời gian riêng tư có ích. Ảnh minh họa: Jaspereology/Pexels. |
Tác động đến người xung quanh
Tìm được thời gian cho bản thân không phải lúc nào cũng dễ dàng. Những người xung quanh bạn thường sở hữu nhu cầu xã hội khác nhau. Vì vậy, họ có thể không hiểu được việc bạn cần được ở một mình.
Bên cạnh đó, trách nhiệm và nghĩa vụ gia đình cũng khiến việc dành thời gian riêng tư trở nên khó khăn hơn. Để giúp khắc phục vấn đề này, Verywell Mind đề xuất những giải pháp sau đây:
- Rõ ràng: Hãy thẳng thắn nói với đối phương, dù họ là người yêu, người thân hay bạn cùng phòng, rằng bạn cần thêm thời gian một mình.
- Cụ thể: Bạn đừng ngần ngại giải thích thêm cho đối phương. Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng bản thân cần thêm thời gian để đọc sách, xem phim hay hoàn thành một tập podcast dang dở.
- Trao đổi: Nếu đối phương sẵn sàng làm mọi thứ để đảm bảo bạn có thời gian ở một mình, bạn cũng cần bày tỏ sự quan tâm tương tự. Ví dụ: Khi người kia cần không gian riêng, bạn có thể đề nghị san sẻ một số trách nhiệm thường ngày như nấu ăn hay dọn dẹp nhà cửa.
- Linh hoạt: Nếu bạn đang cố gắng tìm thời gian cho bản thân nhưng không sống một mình hoặc sống gần nhiều người, bạn sẽ cần linh hoạt hơn trong thời gian biểu cá nhân.
Bên cạnh đó, bạn hãy thử dậy sớm hơn vào buổi sáng để tận hưởng thêm thời gian yên bình cho riêng mình trước khi người khác trong nhà thức giấc. Nếu điều này khó thực hiện, bạn cũng có thể đi dạo ngoài trời hoặc nhờ người khác san sẻ bớt công việc để bản thân nghỉ ngơi.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.