Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Mẹ không muốn kiếp sau tôi là con mẹ

Hoàn cảnh khó khăn, mẹ bất lực, tự trách khi không thể cho tôi cuộc sống đủ đầy, phải thua thiệt chúng bạn.

"Kiếp sau không là con của mẹ nữa cho con đỡ khổ".

Đó là lời nhắn của mẹ khi thấy tôi phải tự xoay xở lo tiền ăn, tiền nhà, tiền học phí ở Hà Nội. Mỗi lần đến hạn đóng học phí, tôi lại trăn trở không biết có nên tiếp tục đi học nữa không.

Nhà tôi nghèo. Bố mẹ tôi lấy nhau khi không có sự đồng ý của bà nội. Trong một lần xô xát giữa mẹ và các cô bên nội, mẹ bị động thai. May mắn bố tôi nhờ được một người quen gần nhà lấy thuốc để cứu được tôi.

Tôi nghĩ quãng thời gian mẹ mang thai tôi là vất vả nhất. Nhiều khi bố đi làm xa, mẹ ở nhà với bà nội, mẹ đói đến nỗi phải hái ổi và dứa xanh để ăn cho đỡ đói. Đến giờ 21 tuổi, tôi vẫn sợ mùi dứa.

Đến năm tôi học lớp 3, bố mẹ chia tay. Mẹ xin được làm công chức sau 9 năm ra trường, bố cũng đi làm xa. Tôi phải vào miền Trung ở với bác. Được một năm, mẹ đón tôi về lại, rồi cứ thế một mình đằng đẵng nuôi tôi từ lớp 5 đến giờ.

Năm tôi đỗ Đại học Bách khoa, mẹ tự hào lắm, nhưng mẹ lo không có tiền cho tôi đi học. Mẹ hỏi tôi có khổ khi là con gái của mẹ không, mẹ hỏi tôi có tủi thân khi không được như các bạn, mẹ tự trách bản thân mình.

Vừa rồi, lại đến kỳ đóng học phí, tiền lương đi làm thêm không đủ nộp, tôi nhắn tin cho mẹ rồi hai mẹ con cùng xoay tiền đóng học. Rồi bỗng nhiên mẹ gửi tôi tin nhắn "không muốn kiếp sau tôi là con mẹ" như thế. Tôi chẳng biết nói gì. Đang ở chỗ làm thêm, ngồi trong văn phòng, đọc tin nhắn mà tôi không thể cầm nước mắt.

Mỗi lần nghĩ về mẹ, tôi lại hứa với bản thân phải thật giỏi, cố gắng từng ngày để kiếm thật nhiều tiền cho mẹ bớt khổ. Mẹ đã khổ quá nhiều rồi.

(Bảo Châu, Lạng Sơn)

Người 'ba' của tôi ở Nhật Bản

Mang theo tâm lý lo lắng, ngại ngần khi sang xứ người, chúng tôi may mắn gặp được người "ba" luôn quan tâm, chăm sóc như người thân ruột thịt.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Mai An

Illustrator: Hina

Bạn có thể quan tâm