Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tâm sự của cô giáo 9X lên miền ngược

"Mỗi ngày xa con, em chỉ biết khóc, cứ ​nhìn học sinh ở lớp lại nhớ đến con mình", cô giáo trẻ Phùng Thị Huyền vừa nói vừa khóc.

Thiếu thốn vật chất, tinh thần 

Chỉ vào sách tiếng Việt vẽ nhiều loại trái cây của học sinh lớp 4, cô Lê Thị Hằng (​giáo viên tiểu học ở huyện nghèo Lang Chánh, Thanh Hóa) hỏi: Các em có biết loại quả gì không? Học sinh ngơ ngác, không em nào biết. Cô giáo tiếp tục hỏi: Đã em nào được ăn phở chưa? Học sinh tròn mắt, không biết phở là thứ gì.

Sau nhiều năm công tác ở vùng cao, cô Lê Thị Hằng vẫn nhớ như in những hình ảnh đó khi mở đầu câu chuyện về lớp học vùng khó khăn, thiếu thốn.

Mỗi lần có dịp lên huyện, nữ giáo viên này dùng số tiền chắt chiu được mua vở, bút, vài vỉ thuốc sẵn sàng sơ cứu cho học sinh. Với những giáo viên trẻ như cô Hằng, tình yêu học sinh là động lực lớn giúp họ bám lớp, bám trường. 

Nhập mô tả cho ảdnh
Cô giáo Phùng Thị Huyền là một trong 64 giáo viên tiêu biểu được vinh danh tại Hà Nội. Ảnh: Quyên Quyên.

Cũng trong hoàn cảnh dạy học khó khăn như cô Hằng, lớp của cô Phùng Thị Huyền (25 tuổi, giáo viên mầm non ở Huổi Lếch, Mường Nhé, Điện Biên) nằm ở lưng chừng con dốc, chênh vênh giữa núi rừng. Một mình cô giáo trẻ chăm sóc 25 trẻ mầm non.

Lớp học thuộc dạng bán kiên cố, chưa có điện lưới, nằm cách ly với các điểm trường lẻ khác 5 km. Muốn mua sắm, cô Huyền phải đi xa 20 km. ​Mùa mưa, cô và trò thường xuyên nhịn đói vì không thể ra đường quốc lộ lấy lương thực. Vùng này thiếu nước ngọt, cô phát cho mỗi học sinh một chai 1,5 lít để các em mang nước từ nhà đến lớp.

Học trò của cô Huyền, nhiều em không có quần áo mặc, không có dép đi. Ngày đầu, cô giáo trẻ muốn trò chuyện cùng học sinh nhưng các em không hiểu tiếng phổ thông. Hơn nữa, nhận thức của phụ huynh nơi đây còn nhiều hạn chế, cô Huyền phải đến từng nhà vận động trẻ đến trường.

Người miền núi cả ngày đi làm nương rẫy nên buổi tối, cô giáo trẻ mới vượt đường rừng tối tăm để đến nhà dân vận động. Nhiều lần, cô trở về lúc nửa đêm. Có những gia đình phải đến lần thứ ba thuyết phục, họ mới đồng ý cho con đi học.  

Không chỉ khó khăn vật chất, nữ giáo viên cắm bản còn chịu nhiều thiếu thôn về tinh thần. Trường cách nhà khoảng 700 km, cô giáo sinh năm 1990 này phải sống xa con 3 tuổi. Nhớ con, là những lúc cô Huyền nản lòng nhất.

"Xuống Hà Nội mấy ngày nhưng em chỉ ngủ với con được một đêm, lúc chia tay không dám nhìn cháu vì sợ không đi nổi. Mỗi ngày xa con, em chỉ biết khóc, cứ ​nhìn học sinh ở lớp lại nhớ đến con mình", cô Huyền vừa nói vừa khóc trong buổi lễ Chia sẻ cùng thầy cô được tổ chức tại Hà Nội.

Chia sẻ tâm sự với cô Huyền, cô Nguyễn Thị Thêu, dù đã 19 năm cắm bản tại các trường tiểu học ở Đồng Văn, Hà Giang, nhưng vẫn không thể quen cảnh sống xa con.

d
Cô Nguyễn Thị Thêu khóc nấc khi nhắc đến cảnh sống xa con. Ảnh: Quyên Quyên.

"Những người thiệt thòi nhất không phải là giáo viên vùng cao mà là thế hệ con cái của chúng tôi. Lúc nào, tôi cũng cảm thấy mình có lỗi với con, không bao giờ bù đắp được những thiếu thốn khi sống xa cha mẹ", cô Thêu nói.

Khó vẫn không bỏ nghề

Cô giáo Phùng Thị Huyền tốt nghiệp hệ trung cấp, ĐH Hùng Vương, Phú Thọ, đã tình nguyện xin công tác tại một huyện nghèo ở cực Tây đất nước. Ngày ấy, cô gái tròn 20 tuổi bỏ lại nơi có cuộc sống đủ đầy, nhiều cơ hội, để lên với trẻ em vùng cao. Nghĩ về ngày cầm tờ quyết định công tác, cô Huyền chỉ có duy nhất một ước mơ được trở thành cô giáo. Tình yêu và tuổi trẻ không làm cô nản lòng, dù gia đình phản đối quyết liệt vì sợ con gái vất vả.

Nữ giáo viên tâm niệm, bọn trẻ khổ như thế này mà giáo viên không kiên trì bám trụ thì có lỗi với dân, với học trò. Cô giáo trẻ cho rằng, một trong số những may mắn nhất đó là tình yêu "sét đánh" với người chồng cùng quê hương, cùng nơi công tác. Yêu và làm thủ tục cưới chỉ trong một tuần, người chồng sinh năm 1985, là giáo viên cấp 1, đã dìu dắt cô từ ngày mới vào nghề.

“Có những năm tháng chỉ là thời gian trôi, có những vùng đất chỉ là nơi ta đặt chân đến, có những còn người chỉ gặp gỡ vì phải tiếp xúc và có những nghề chỉ là kế sinh nhai… Nhưng tất cả sẽ thay đổi khi con ngưới có tình yêu và nhiệt huyết”, cô giáo trẻ nói.

Cô giáo Đàm Thị Thủy
Cô giáo Đàm Thị Thủy gặp nhiều khó khăn ngày mới nhận công tác. Ảnh: Quyên Quyên.

Một cô giáo 9X khác là Đàm Thị Thu Thủy, đang dạy học ở Bắc Hà, Lào Cai, cũng từng rất hoang mang khi lên vùng cao.

Cô Thủy đảm nhiệm lớp 100% học sinh là người Mông, dạy ghép ba trình độ. Nữ giáo viên 9X chia sẻ, nếu không kiên trì và không có tình cảm thực sự sẽ không thể nào trụ lại được nơi còn nhiều gian khó.

Bữa cơm ăn cùng ớt của học trò và nước mắt cô giáo

Ngày mới vào nghề, cô Cao Thị Nghĩa bật khóc khi nhìn bữa cơm của học sinh chỉ có quả ớt và nước lã. Bữa cơm ấy đã thôi thúc cô Nghĩa bám trụ với trường miền núi 13 năm nay.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm