Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tết - cơ hội 'thổi bay' những chuyện không vui của năm cũ

Tết đâu chỉ có bánh chưng câu đối mà còn là dịp giúp bạn có cái nhìn thật khác về một năm đã qua.

Những ngày giáp Tết, không khí nhộn nhịp, rộn ràng với đèn hoa tỏa vào từng góc phố, khu chợ. Lòng người cũng vì thế mà có chút xốn xang, rộn ràng hơn. Một năm với 365 ngày, chẳng ngày nào giống nhau. Có vui buồn, thành công thì hẳn cũng có tổn thương, giận hờn. Người ta vẫn nói “sông có khúc, người có lúc”, chính trải nghiệm ở những gam màu khác nhau đã góp phần tạo nên một năm thật đặc biệt và đáng nhớ.

Mỗi người có lựa chọn riêng khi nói về một năm của mình. Có người mạo hiểm, vài người lại là bước ngoặt, hay nhóm nào đó lại thoảng chút băn khoăn. Chuyện cũ còn vấn vương thì nhiều, nhưng Tết mỗi năm chỉ có một.

Năm mới, chào tuổi mới

Tết đến là dấu mốc cho một năm mới. Vì vậy, người xưa vẫn coi Tết là sinh nhật của mọi người. Thêm một tuổi, đồng nghĩa với tiến thêm một bước trên con đường trưởng thành của mỗi người. Thế nên những vui buồn, được mất của năm cũ hãy để sang một bên, vững bước tiến về phía trước là đủ.

Mirinda anh 1
Tết như sinh nhật của mọi người.

Tống cựu nghênh tân

Tống cựu nghênh tân - chia tay năm cũ, đón mừng năm mới là văn hóa lâu đời của người Việt. Chúng ta luôn tin rằng, những ngày đầu năm cười đùa vui vẻ sẽ báo hiệu một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc.

Chiều 30, nhà nào cũng đun một nồi nước lá mùi già, vỏ bưởi và hương nhu cho tất cả cùng tắm gội sạch sẽ, tinh tươm. Mọi người thay quần áo mới, cư xử hòa nhã, từ tốn với nhau. Mọi buồn phiền, không may đều đặt sang một bên để mong cả năm tốt đẹp.

Mirinda anh 2
Năm mới là dịp tạm biệt những điều cũ không hay.

Quan niệm này còn được duy trì đến ngày nay nhờ ý nghĩa tích cực của nó. Cuộc sống hiện đại với guồng quay hối hả khiến chúng ta dễ bị ấn tượng với điểm xấu của người khác và ghi nhớ chuyện không vui nhiều hơn. Chẳng đâu xa xôi, bịch rác để lấn sang hàng xóm, tiếng nhạc mở quá to, đám trẻ hiếu động khiến người lớn mất ngủ… vốn chẳng phải chuyện quá lớn lao nhưng cũng khiến người khác bận lòng.

Mirinda anh 3
Một năm có vui buồn hẳn cũng nảy sinh nhiều xích mích.

Nhất là cảnh hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau nhưng vẫn có những chuyện lặt vặt không vui. Chị bên này mượn mãi chiếc máy sấy mà quên trả, nhóc nhà kia chỉ chăm chăm rủ đi chơi… Cứ ngày tích tụ một ít, cuối năm bận rộn bỗng nhiên lại để ý nhau nhiều hơn. Xích mích không nghiêm trọng, nhưng chẳng may có hành động sơ ý là như giọt nước làm tràn ly, mâu thuẫn khó hòa giải.

Mirinda anh 4
Xích mích tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến cãi vã lớn.

Nhưng Tết đến xuân sang, với quan niệm “tống cựu” để “nghênh tân” đã giúp mọi người có đủ bình tĩnh, cùng ngồi xuống trò chuyện. Chuyện cũ, dẫu có thế nào thì cũng đã đến lúc cho qua. Năm mới, hãy để tiếng cười và niềm vui lan tỏa thay vì những xích mích, va chạm của quá khứ.

Mirinda anh 5
Nụ cười sẽ giúp xua tan những hiềm khích.

Bích Phương hát rằng: “Một năm Tết chỉ lại ghé thăm một lần, giận nhau làm chi ngày năm mới?”. Tâm lý Tết đến xuân về đã khiến mọi chuyện được nới lỏng hơn, dễ bỏ qua hơn ngày thường. Mỗi năm có một lần Tết, chẳng có quá nhiều thời gian cho chúng ta giữ lấy buồn phiền.

Mirinda anh 6

Tết thường là thời điểm vui vầy và xôm tụ nhất năm. Thế nên chấp nhặt, xích mích, để bụng là những từ chẳng bao giờ xuất hiện trong từ điển về Tết. Xuân này, bạn chọn từ nào cho Tết của bản thân? Hãy để thần chú “chuyện cũ bỏ qua, Tết cười thả ga” của Mirinda thổi bay những chuyện cũ không vui lại phía sau. Và để khuấy động ngày xuân, bài hát “Chuyện cũ bỏ qua” sẽ là người bạn mới trong danh sách nhạc Tết năm nay, góp một mảng màu mới đầy ý nghĩa cho gia đình bạn.

Giang Di Linh

Bạn có thể quan tâm