Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ - một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á - được cúng lễ vào 5/5 Âm lịch. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6 Dương lịch.

Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là ngày diệt sâu bọ.

Theo chuyên gia phong thuỷ Song Hà, Đoan Ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

tet doan ngo nam nay anh 1

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Điển tích này có nhiều dị bản khác nhau. Theo đó, một năm nông dân đang ăn mừng vì được mùa thì sâu bọ kéo đến, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Dân làng đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cách cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây.

Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ bay đi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ nhưng ông lão đã đi đâu mất.

Để tưởng nhớ sự việc trên, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi là "Tết Đoan Ngọ", vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Từ đó, dân gian thường cúng ngày Tết Đoan Ngọ bằng một số món ăn và hoa quả phổ biến theo mùa như: rượu nếp, nếp cẩm, bánh tro, mận, vải…

Hiện nay, Tết Đoan Ngọ vẫn rất được coi trọng. Đây cũng là dịp để con cháu khắp nơi trở về sum họp, đoàn tụ gia đình.

Món rượu rẻ tiền ám ảnh người Hàn

Rượu soju trở thành món đồ uống phổ biến tại Hàn Quốc vì rẻ tiền, dễ mua, nhưng cũng tạo ra hoesik, văn hóa nhậu nhẹt độc hại sau giờ làm.

Theo Đăng Dương/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm