Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tết Đoan ngọ cần chuẩn bị gì và cúng vào giờ nào cho đúng?

Trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ ngoài những vật phẩm không thể thiếu như rượu nếp, bánh tro, hoa quả... thì các gia đình nên cúng vào đúng giờ ngọ tức là từ 11-13 giờ.

cung gi ngay tet doan ngo anh 1

Theo Phong tục Việt Nam - Đất lề quê thói của Nhất Thanh, Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết Đoan dương diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là ngày Tết có ý nghĩa quan trọng, không thể bỏ qua với người Việt xưa, chỉ sau Tết Nguyên đán và ngang hàng rằm tháng bảy. Vào ngày này các gia đình sắm lễ dâng hương, cầu mong vạn sự may mắn, bình an và lòng hướng đến một tiết mới trong sáng, quang đãng. Theo quan niệm dân gian, các gia đình nên cúng Tết Đoan ngọ đúng vào giờ ngọ tức là từ 11-13 giờ. Ngoài ra, nếu không sắp xếp được thời gian, các gia đình có thể dâng lễ cúng vào 7-9 giờ sáng. Hai khung giờ được coi là khung giờ hoàng đạo, thích hợp để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh. Ảnh: Quỳnh Trang.


cung gi ngay tet doan ngo anh 2

Theo truyền thống, mâm lễ vật cúng Tết Đoan ngọ bao gồm: hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả bánh trái có vị chua, cay, nóng. Trong đó, không thể thiếu món bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp, xôi, chè. Lễ vật cúng Tết Đoan ngọ sẽ có sự khác nhau theo vùng miền. Ở miền Bắc có bánh tro, còn trên mâm cúng ở miền Nam có bánh ú, chè trôi nước, miền Trung lại có chè kê. Với mâm cúng miền Bắc, người dân thường sắm lễ vật là các loại hoa quả mùa hè như mận, đào, vải, xoài, cơm rượu nếp...

cung gi ngay tet doan ngo anh 3

Tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày "Tết giết sâu bọ", hoặc dâng hương hoa, cúng trái cây tươi. Tuy nhiên dù cúng cỗ chay hay mặn cũng cần phải có 3 thứ: rượu nếp, bánh tro và hoa quả. Ảnh: Lê Quân.

cung gi ngay tet doan ngo anh 4

Người miền Bắc thường thắp hương vào buổi sáng, sau đó ăn rượu nếp và các loại quả như vải thiều, mận để giết sâu bọ. Sau đó trưa sẽ ăn các món được chế biến từ thịt vịt. Ngoài ra, mâm cỗ cúng còn có các loại chè, bánh trôi, bánh chay, xôi oản, chè kho. Trong khi đó, mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung và miền Nam có thêm bánh tráng, chè kê và nhất định không thể thiếu bánh tro (bánh ú).

cung gi ngay tet doan ngo anh 5

Nếu chuẩn bị mâm cỗ cúng, ngoài những món truyền thống như xôi gấc, nem rán, gà luộc,...có thể làm thêm những món tuỳ sở thích như sườn sốt chua ngọt, thịt kho tàu, cá rán, cá kho.

cung gi ngay tet doan ngo anh 6

Thực đơn các món chuẩn bị cho mâm cỗ cũng rất đa dạng, tuỳ văn hoá mỗi gia đình, địa phương, chứ không quy định quá nghiêm ngặt. Điều quan trọng nhất trong ngày Tết giết sâu bọ là để con cháu được tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và trân trọng những điều đẹp đẽ của tạo hóa.

cung gi ngay tet doan ngo anh 7

Cũng theo quan niệm giân dan, Tết Đoan ngọ là ngày đất trời giao thoa để có được may mắn mọi người không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Và tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan ngọ bởi người xưa quan niệm mọi vật đều chứa linh khí nếu tốt sẽ mang lại may mắn tài lộc còn nếu không tốt sẽ mang những điều xui xẻo. Ngoài ra, những gia đình có trẻ nhỏ nên dùng chỉ ngũ sắc tết thành dây để đeo hoặc treo trên giuờng, nôi của trẻ để tránh tà, tránh họa. Nếu vận thế đang không thuận, sức khỏe không tốt, dịp Tết Đoan ngọ bạn có thể dùng thêm cành đào hoặc gỗ đào để trừ ách. Ảnh: Liêu Lãm.

Vì sao có phong tục 'Giết sâu bọ' trong Tết Đoan ngọ

Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết Diệt sâu bọ là một ngày lễ tết quan trọng trong truyền thống của người Việt Nam, thường diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Kiều Trang

Bạn có thể quan tâm