1. Tết Đoan ngọ diễn ra vào ngày nào theo năm Âm lịch?
Vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm, người dân Việt Nam sẽ chuẩn bị một mâm cúng tổ tiên và cầu mong mùa màng làm ăn mới thuận hòa, may mắn. Ngoài Việt Nam, đây cũng là ngày Tết truyền thống của Triều Tiên và Trung Quốc. Ảnh: Việt Hùng. |
2. Tết Đoan ngọ có ý nghĩa gì?
Tết Đoan ngọ diễn ra vào đầu tháng 5, thời điểm thu hoạch xong lúa, bắt đầu mùa vụ khác. Do đó, ngày Tết này là dịp để người nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ, đồng thời bày tỏ lòng thành ơn và ước nguyện vụ mới bội thu. Ảnh: Pinterest. |
3. Mâm cúng Tết Đoan ngọ gồm những món gì?
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan ngọ cơ bản bao gồm hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, trái cây, xôi, chè, bánh tro. Ngoài ra, mỗi vùng miền có thể có thêm những món ăn truyền thống khác. Ví dụ, người Hà Nội xưa thường làm cả bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên. Ảnh: Lê Quân. |
4. Bánh tro còn được gọi bằng tên gì?
Bánh tro còn có những tên gọi khác như bánh ú tro, bánh tro hay bánh gio. Tùy thuộc vào thói quen của mỗi vùng miền, người dân địa phương sẽ gọi tên loại bánh đặc trưng của ngày Tết Đoan ngọ bằng các tên gọi khác. Ảnh: Huy Thịnh. |
5. Hai loại quả nào không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ?
Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan ngọ phải đảm bảo độ tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Mận, chôm chôm, dưa hấu, chuối, hồng xiêm, vải... là những trái cây nằm trong danh sách được lựa chọn phổ biến. Trong đó, mận và vải là hai loại quả không thể thiếu. Ảnh: Việt Hùng. |
6. Người miền Trung thường ăn loại thịt nào vào Tết Đoan ngọ?
Ở nhiều nơi thuôc miền Trung, trong ngày Tết Đoan ngọ, người dân thường mua thịt vịt về và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Họ cho rằng từ 5/5 trở đi, vịt bắt đầu béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi. Ảnh: 5True. |