Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Bánh cuốn ngọt ở miền Tây thường có nguyên liệu gì?

Góp thêm sắc màu cho "bức tranh" ẩm thực miền Tây sông nước là những món bánh bình dị, dân dã, song không kém phần hấp dẫn như bánh cuốn ngọt, bánh gan, bánh lá mít, bánh ống...

banh ngot mien tay anh 1

1. Bánh cuốn ngọt ở miền Tây thường có nguyên liệu gì?

  • Bột gạo 
  • Đậu xanh, dừa bào
  • Nước cốt dừa, đường, muối, mè, lá dứa...
  • Tất cả các nguyên liệu trên

Bánh cuốn ngọt là món ăn phổ biến ở miền Tây sông nước, không giống bánh cuốn mặn nhân thịt băm, nấm mèo, ăn với nem, chả... như miền Bắc. Tùy địa phương, cách làm bánh có thể khác nhau đôi chút, song nguyên liệu cơ bản vẫn là bột gạo tráng mỏng, gói nhân đậu xanh, dừa bào bên trong. Ngoài ra, người ta cũng cần thêm nước cốt dừa, đường, muối, mè rang... Bánh cuốn ngọt thường có màu xanh đẹp mắt nhờ vào lá dứa, mang vị ngọt ngào, bùi bùi, beo béo hấp dẫn. Ảnh: Jennytruong1308.

banh ngot mien tay anh 2

2. Tên gọi bánh gan ở miền Tây được lý giải như thế nào?

  • Vì người nghĩ ra cách làm bánh này tên là Gan
  • Vì nguyên liệu làm bánh có sử dụng gan heo
  • Vì bánh thành phẩm có kết cấu như gan heo
  • Vì bánh có độ dài một "gang", gọi chệch thành gan

Gọi là bánh gan, song thành phần nguyên liệu món ăn không hề có... gan heo. Người ta cho rằng sở dĩ món ăn miền Tây này có tên bánh gan vì bánh thành phẩm khi cắt ra có màu nâu sẫm, kết cấu như miếng gan heo với những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Được làm từ trứng vịt, dừa khô, tai vị (hoa hồi), đường... bánh gan có vị thơm ngon, béo ngậy. Ảnh: Linh_huynh06.

banh ngot mien tay anh 3

3. Món bánh nào ở miền Tây có hình dáng độc đáo, trông như chiếc nón hay tổ yến?

  • Bánh tai yến
  • Bánh hai tiếng
  • Bánh cam
  • Bánh quýt

Với hình dáng độc đáo như chiếc nón úp, bánh tai yến ở miền Tây cũng có khi gọi là bánh nón. Nhiều người lý giải vì bánh giống tổ chim nên mang tên bánh tổ yến, rồi đọc chệch thành bánh tai yến. Bánh làm từ đường, nước cốt dừa, bột gạo, bột năng, sữa... Khi cho bột vào dầu nóng, người chế biến phải thật khéo léo, động tác dứt khoát mới có thể tạo hình bánh. Bạn nên thưởng thức bánh lúc mới chiên xong, vành ngoài còn giòn rụm, trong khi giữa bánh lại mềm mềm, dai dai. Ảnh: Candykun107.

banh ngot mien tay anh 4

4. Món bánh đúc lá dứa ở miền Tây thường có thành phần ăn kèm là gì?

  • Sữa tươi
  • Sữa đặc
  • Nước cốt dừa
  • Bột hoành tinh

Bánh đúc lá dứa miền Tây được chế biến từ các nguyên liệu như bột gạo, lá dứa xay nhuyễn, lọc nước... Khi nấu, người ta phải chú ý canh lửa và có kỹ thuật khuấy bột đều tay để cho ra thành phẩm đạt độ dai "đúng chuẩn". Bánh đúc lá dứa sẽ kém ngon nếu không ăn kèm với nước cốt dừa, nước đường thắng, thêm ít mè, đậu phộng rang... Ảnh: Trinh_dg.

banh ngot mien tay anh 5

5. Quy trình làm bánh lá mít rau mơ ở miền Tây có công đoạn đặc trưng nào?

  • Chiên giòn bánh trong dầu nóng
  • Gói lá, cột dây cho bánh vuông vức
  • Xắt bột bánh thành nhiều sợi mỏng
  • Trét bột bánh lên "khuôn" lá

Bánh lá mít rau mơ, hay bánh lá mít, bánh nắn lá, bánh lá mơ... là món ăn độc đáo ở miền Tây. Nguyên liệu để làm bánh cần có bột gạo, rau mơ, nước cốt dừa... Một công đoạn đặc trưng trong quy trình chế biến bánh là trét bột bánh lên "khuôn" - vốn là những chiếc lá mít còn nguyên cuống. Bánh sau khi hấp chín được ăn chung với nước cốt dừa béo ngậy, có thể thêm ít đậu phộng rang giòn bùi. Ảnh: Anvoibig.

banh ngot mien tay anh 6

6. Bánh ống lá dứa phổ biến ở miền Tây được cho là có nguồn gốc từ đâu?

  • Món bánh của người Hoa
  • Món bánh của người Khmer
  • Món bánh của người Xá
  • Món bánh của người Nùng

Bánh ống lá dứa được cho là có nguồn gốc từ món bánh đặc biệt của người Khmer, nay trở thành món ăn quen thuộc ở khắp khu vực miền Tây sông nước. Bánh có màu xanh lá dứa đặc trưng, đẹp mắt, được làm từ bột gạo nếp, dừa nạo... Người ta hấp chín bánh trong những chiếc khuôn hình trụ dài độc đáo, nên món ăn có tên bánh ống lá dứa. Ảnh: Thaimaikhuong.

banh ngot mien tay anh 7

7. Tại đồng bằng sông Cửu Long có loại bánh bò đặc trưng nào?

  • Bánh bò thốt nốt
  • Bánh bò mật ong
  • Bánh bò nghệ
  • Bánh bò củ gừng

Về miền Tây, du khách có thể thưởng thức món bánh bò thốt nốt hấp dẫn. Cây thốt nốt khá phổ biến ở khu vực biên giới tây nam đất nước, đem lại nhiều lợi ích, được sử dụng cả trong ẩm thực. Để làm bánh bò thốt nốt, người ta dùng các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa... Bánh thành phẩm có độ xôm xốp, ngoài vị ngọt ngọt, beo béo còn có hương thơm đặc trưng của đường thốt nốt. Ảnh: Hieu.ricky.

5 món bánh lá trứ danh miền Tây Những món ăn dân dã của miền Tây Nam Bộ đã chinh phục trái tim của nhiều du khách khi đặt chân đến, đặc biệt là hương vị ngọt thanh, thơm ngon của các loại bánh lá trứ danh.

Đặc sản bánh xoài ở Hội An và Nha Trang khác nhau thế nào?

Ngoài di sản phố cổ, Hội An (Quảng Nam) còn hút khách bởi ẩm thực đặc sắc với nhiều món ngon, ví dụ như bánh xoài, cùng tên một đặc sản Nha Trang (Khánh Hòa) song rất khác biệt.

Bánh rế là đặc sản gì ở Bình Thuận?

Bình Thuận nằm cuối dải đất miền Trung, cuốn hút du khách bởi nhiều món ăn đặc trưng của địa phương, đậm đà hương vị biển cả, thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.

Song Phúc

Bạn có thể quan tâm