Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thái Lan bị khách Việt quay lưng

Lượng khách quốc tế đến xứ chùa Vàng giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm, đáng chú ý là thị trường truyền thống như Việt Nam và các quốc gia Đông Á.

Khách quốc tế đến Thái Lan giảm trong 5 tháng đầu năm 2025 dẫn đến tình trạng ế ẩm tại một số khu vực. Ảnh: Martin Péchy/Pexels.

Tính đến ngày 11/5, ngành du lịch Thái Lan chứng kiến mức giảm 1% thị trường khách ngoại, trong đó chủ yếu từ Đông Á. Đây là khu vực chiếm 60% lượng khách đến. Dòng khách từ Đông Nam Á cũng "rơi rụng" 2,2%.

Tuy nhiên, mối bận tâm lớn nhất hiện tại nằm ở sự sụt giảm từ thị trường lớn hơn như Trung Quốc (giảm 31%), Hong Kong (20,8%) và Hàn Quốc (14,9%), Yuthasak Supasorn, cựu Giám đốc của TAT (Tổng Cục Du lịch Thái Lan) cho hay.

Trước đây, quốc gia này đón trung bình khoảng 900.000 khách Trung Quốc mỗi tháng, tương đương 30.000 người mỗi ngày. Song, trong 4 tháng đầu năm nay, chỉ có 13.739 người Trung Quốc đến Thái Lan mỗi ngày, ông Yuthasak cho biết.

Hiện, tổng lượng khách đến hàng ngày giảm xuống còn dưới 60.000 người trong năm nay, giảm so với mức trung bình 100.000 người trước đại dịch.

Đáng chú ý, lượng khách Việt Nam đến nước này giảm 15%. Trong khi đó, nước ta giữ vững danh hiệu là một trong 10 thị trường có lượng khách du lịch đến Thái Lan nhiều nhất trong 8 tháng đầu năm 2024, với 719.000 lượt.

khach ngoai Thai Lan giam anh 1

Một con đường hầu như không có phương tiện giao thông tại ngã tư Pathumwan trong dịp năm mới. Ảnh: Nutthawat Wichieanbut.

Bức tranh đón khách ngoại từ châu Á trong 5 tháng đầu năm của Thái Lan chỉ ghi nhận mức tăng trưởng từ Myanmar, với 13,5%.

Ông Yuthasak Supasorn bày tỏ lo lắng trước tình hình không mấy khả quan trên.

"Thái Lan cần khẩn trương giải quyết bài toán sụt giảm lượng khách nước ngoài. Dấu hiệu đi xuống rõ rệt trong quý này, đối với cả khách du lịch giải trí và doanh nghiệp. Ngành du lịch nên mở rộng dịch vụ vui chơi và xây dựng nhiều điểm đến mới", vị này cho hay.

Bên cạnh đó, các chỉ số liên quan đến phân khúc du lịch MICE tại Thái Lan cũng giảm trong quý đầu tiên, với thị trường quốc tế giảm 15% và doanh thu giảm 21% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải về mức giảm không phanh này, ông Yuthasak cho rằng vấn đề an toàn và hình ảnh Thái Lan đang bị lung lay trong mắt du khách quốc tế. Do đó, lĩnh vực khách sạn cần được đẩy mạnh để "lấy lại niềm tin" của khách hàng.

Ông cho biết thêm sự phát triển cơ bản trong ngành lưu trú đã bị bỏ qua trong nhiều năm.

Sự lao dốc trong ngành du lịch Thái Lan còn thể hiện qua chỉ số Phát triển du lịch và lữ hành do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2024.

Theo WEF, Thái Lan giảm 12 bậc, đứng thứ 47 trong bảng xếp hạng trên, giảm 12 bậc. Đây là mức giảm mạnh nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, điểm trung bình thấp hơn khu vực ở tất cả cột.

Về an toàn và an ninh, Thái Lan cũng giảm 16 bậc, trong khi nhu cầu về du lịch và lữ hành cũng giảm 59 bậc.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Ai lấp đầy khoảng trống khách Trung Quốc tại Thái Lan?

Giữa lúc ngành du lịch Thái Lan lao đao vì sụt giảm khách từ Trung Quốc, lượng du khách châu Âu tăng gần 19% đang mở ra hy vọng phục hồi thị trường quốc tế.

Hạ tầng không theo kịp khi VQG Cát Tiên hút khách

Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi dịp cuối tuần. Đặc biệt khi muồng hoa đào nở rộ, nơi đây thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải.

Minh Vi

Bạn có thể quan tâm