Hôm 27/3, các nhà lập pháp tại Hạ viện Thái Lan đã thông qua dự luật bình đẳng hôn nhân với số phiếu áp đảo, bước quan trọng để đưa Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, theo Independent.
Dự luật đã được thông qua với sự chấp thuận của 400 trong số 415 thành viên Hạ viện có mặt, với 10 phiếu chống, 2 phiếu trắng và 3 phiếu không bỏ.
Dự luật sửa đổi Bộ luật Dân sự và Thương mại để thay đổi từ "men, women" (nam, nữ) và "husband, wife" (vợ và chồng) thành "individuals" (các cá nhân) và "marriage partners" (những người bạn đời). Nó sẽ mở ra khả năng tiếp cận các quyền pháp lý, tài chính và y tế đầy đủ cho các cặp đôi LGBTQ+.
Hạ viện Thái Lan đã thông qua dự luật bình đẳng hôn nhân, mở đường cho việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Ảnh: Gov. Chadchart Sittipunt. |
Dự luật hiện được đưa tới Thượng viện, nơi hiếm khi bác bỏ bất kỳ đạo luật nào đã được Hạ viện thông qua, sau đó được chuyển đến nhà vua để xin hoàng gia phê chuẩn. Tại châu Á, hôn nhân đồng giới mới chỉ được hợp pháp hóa ở Đài Loan (Trung Quốc) và Nepal.
Danuphorn Punnakanta, người phát ngôn của đảng Pheu Thai cầm quyền và Chủ tịch ủy ban giám sát dự luật bình đẳng hôn nhân, cho biết trước Quốc hội rằng sửa đổi này dành cho “tất cả mọi người ở Thái Lan” bất kể giới tính và sẽ không tước bỏ bất kỳ quyền nào của các cặp đôi dị tính.
“Với luật này, chúng tôi muốn trả lại quyền cho nhóm LGBTQ+. Chúng tôi không trao cho họ quyền. Đây là những quyền cơ bản mà nhóm đã đánh mất”, ông nói.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp không chấp thuận việc đưa từ "parent" (chỉ chung cho cha mẹ) bên cạnh "father and mother" (cha và mẹ) vào luật, điều mà các nhà hoạt động cho rằng sẽ hạn chế quyền của một số cặp LGBTQ+ trong việc thành lập gia đình và nuôi dạy con cái.
Thái Lan nổi tiếng về sự chấp nhận và hòa nhập nhưng đã phải vật lộn trong nhiều thập kỷ để thông qua luật bình đẳng hôn nhân. Chính phủ mới do Pheu Thai lãnh đạo, mới nhậm chức vào năm ngoái, đã coi bình đẳng hôn nhân là một trong những mục tiêu chính của mình.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.