Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thai phụ mắc ung thư sinh con an toàn

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thực hiện thành công ca phẫu thuật kép hiếm gặp, cứu sống hai mẹ con sản phụ mắc ung thư cổ tử cung ở tuần thai thứ 36.

Ê-kíp thực hiện ca mổ kép cho thai phụ. Ảnh: BVCC.

Ngày 12/5, TS.BS Nguyễn Văn Thắng, Trưởng khoa Phụ Ung thư, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết bệnh nhân T. (42 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn 1B3 khi đang mang thai ở tuần thứ 36.

Các bác sĩ đã tiến hành mổ lấy thai kết hợp cắt tử cung triệt để và vét hạch hai bên - một can thiệp phức tạp nhằm điều trị dứt điểm ung thư. Bé trai chào đời khỏe mạnh, người mẹ vượt qua cuộc đại phẫu và đang được theo dõi tích cực sau mổ.

Theo bác sĩ Thắng, ca phẫu thuật đặc biệt này được xem là dấu mốc quan trọng, thể hiện bước tiến của y học trong điều trị ung thư song song với việc bảo toàn thai nhi.

Trước đó, ở tuần thai thứ 26, chị T. được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, tình huống vốn khiến nhiều sản phụ phải lựa chọn chấm dứt thai kỳ sớm để cứu mẹ. Tuy nhiên, nhờ phác đồ hóa trị tân hỗ trợ hiện đại, các bác sĩ đã kiểm soát được khối u, đồng thời duy trì sự phát triển ổn định của thai nhi.

“Điều khó khăn nhất trong ca phẫu thuật là nguy cơ chảy máu rất cao do sự tăng sinh mạch máu trong thai kỳ. Chúng tôi đã phải phối hợp liên chuyên khoa và áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con”, bác sĩ Thắng nói.

Dưới sự theo dõi sát sao của các bác sĩ, thai nhi phát triển ổn định suốt 10 tuần sau hóa trị. Khi thai đủ 36 tuần và đạt điều kiện can thiệp an toàn, ê-kíp quyết định tiến hành mổ lấy thai kết hợp phẫu thuật triệt căn.

ung thu co tu cung anh 1

Bé trai chào đời khoẻ mạnh. Ảnh: BVCC.

Theo bác sĩ Thắng, trước đây, với những ca ung thư được phát hiện trong thai kỳ, đa số thai phụ buộc phải chấm dứt thai sớm để ưu tiên điều trị ung thư kịp thời. Tuy nhiên, nhờ những cập nhật mới trong phác đồ điều trị, hiện nay, các bác sĩ có thể đồng thời duy trì thai kỳ và xử lý bệnh lý ung thư, mở ra hy vọng làm mẹ cho nhiều phụ nữ không may mắc bệnh trong giai đoạn mang thai.

“Trường hợp của sản phụ T. là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của điều trị đa chuyên khoa, cũng như sự tiến bộ của y học hiện đại trong lĩnh vực ung thư phụ khoa”, bác sĩ Thắng nhấn mạnh.

Khám phụ khoa định kỳ là cách quan trọng giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung - căn bệnh tiến triển âm thầm nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng phụ khoa và thực hiện xét nghiệm Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) để phát hiện sớm tế bào bất thường.

Ngoài ra, xét nghiệm HPV - virus gây hơn 95% ca ung thư cổ tử cung - cũng được khuyến cáo kết hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định soi cổ tử cung để đánh giá kỹ hơn. Phụ nữ nên khám phụ khoa mỗi năm một lần và tầm soát định kỳ theo khuyến cáo, kết hợp tiêm vaccine HPV để phòng bệnh hiệu quả từ sớm.Thai phụ mắc ung thư vẫn sinh con an toàn

Hồi ký "Hồng Sơn 'Công Chúa' - Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính" kể chuyện đời, chuyện nghề thăng trầm nhiều vinh quang nhưng cũng lắm thách thức của cầu thủ vàng làng bóng đá Việt Nam.

7 triệu chứng cảnh báo bạn mắc rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, xơ vữa động mạch. Đây là bệnh lý có diễn biến âm thầm, khó nhận biết.

Căn bệnh dễ gặp khi mang thai, cần xử lý sớm

Nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, viêm âm đạo khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Cách ăn uống 'rước' sán vào người nhiều người không để ý

Bệnh sán dây lợn có nguy cơ lây nhiễm cao khi có thói quen ăn uống như sử dụng thịt lợn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ, điển hình là các món như tiết canh, nem chua, nem thính.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm