Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thai phụ trẻ đông đặc 80% phổi, phải mổ bắt con khẩn cấp

Bị sốt, ho nhưng chủ quan, thai phụ 21 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy và mổ lấy thai cấp cứu.

Tình trạng sức khỏe thai phụ đã ổn định sau 3 tuần điều trị. Ảnh: BVCC.

M.T.H.N. (21 tuổi, TP.HCM) đang mang thai lần đầu, hoàn toàn khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh lý tim mạch hay hô hấp. Khi thai được gần 33 tuần tuổi, chị N. và các thành viên trong gia đình có triệu chứng sốt nhẹ, ho, chảy mũi, đau họng.

Nghĩ bản thân bị cảm lạnh thông thường, chị N. chủ quan. Thế nhưng, chỉ sau 4 ngày, thai phụ bắt đầu thấy khó thở, sốt cao nên đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) khám.

Người bệnh đến viện với triệu chứng suy hô hấp, nguy kịch, được chẩn đoán nhiễm cúm A. Chưa đầy 12 giờ sau, tình trạng suy hô hấp của chị tiến triển rất nhanh, tổn thương đông đặc gần 80% nhu mô phổi. Bệnh nhân được đặt nội khí quản và thông khí xâm lấn.

Do oxy máu của người bệnh quá thấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé, các bác sĩ sản khoa và hồi sức tim mạch quyết định vừa mổ lấy thai cấp cứu, vừa can thiệp oxy hóa máu màng ngoài cơ thể (VV-ECMO).

ThS.BS Lê Vũ Như Quỳnh, khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, chia sẻ dù đã được can thiệp VV-ECMO nhưng với tổn thương nhu mô phổi quá nặng do cúm, có những thời điểm, oxy máu người bệnh không được đảm bảo mức an toàn.

Sau 5 ngày kiểm soát thân nhiệt, an thần sâu, giãn cơ, thông khí bảo vệ phổi, oxy hóa máu mới bắt đầu cải thiện dần. Sau 1 tuần, chị N. tỉnh táo hoàn toàn và bắt đầu tập vật lý trị liệu hô hấp có trợ giúp.

cum A o thai phu anh 1

Phổi người bệnh khi vừa nhập viện. Ảnh: BVCC.

Thông thường, các tổn thương phổi do cúm sẽ cải thiện sau 5-7 ngày, nhưng do tổn thương phổi của người bệnh quá nặng, chức năng phổi phải cần đến hơn 2 tuần mới cải thiện rõ rệt.

TS.BS Võ Hồng Minh Công, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, nhận định đây là trường hợp điển hình cho thấy sự nguy hiểm của cúm mùa, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Thai phụ mắc cúm có thể gặp các biến chứng trong thai kỳ như sinh non, thai chết lưu, hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Điều này là do trong thai kỳ, hệ miễn dịch của người phụ nữ có những thay đổi nhất định khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi về giải phẫu lồng ngực và hệ thống tim mạch trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ biến chứng hô hấp khi mắc cúm.

Vì vậy, việc phòng ngừa cúm mùa ở phụ nữ mang thai là rất quan trọng. Trong đó, tiêm phòng cúm là biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhất. Theo thống kê, tiêm phòng cúm giúp giảm tới 50% nguy cơ mắc cúm ở phụ nữ mang thai và 40% nguy cơ nhập viện do cúm. Không chỉ bảo vệ mẹ với cúm mùa, vaccine cúm còn giúp tạo kháng thể truyền sang cho bé giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời.

Ngoài việc tiêm phòng, phụ nữ mang thai nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chung như:

  • Rửa tay thường xuyên, đúng cách
  • Che miệng khi ho, hắt hơi
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh
  • Vệ sinh nhà cửa và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát
  • Duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý
  • Nếu có các triệu chứng nghi ngờ cúm, phụ nữ mang thai cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
Cuốn sách Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc mang tới cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc giáo dục trong quá trình định hình tính cách của con trẻ. Trong hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ việc xây dựng một thế giới tinh thần phong phú, quan trọng không kém gì quá trình phát triển về thể chất.

Chiếc máy CT đầu tiên tại Việt Nam quét toàn thân chỉ trong vài giây

Chỉ trong 4 giây, hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại có thể quét khắp cơ thể, đưa ra kết quả chính xác, giúp giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

Cẩn trọng với thói quen bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc

Mỗi khi thấy mỏi cổ vai gáy, nhiều người thường có thói quen bẻ cổ, lắc cổ kêu lắc rắc. Thói quen này tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cơ xương khớp, đột quỵ.

Điều trị hẹp mạch vành do vôi hóa bằng mũi khoan kim cương

Bệnh viện FV vừa áp dụng công nghệ Rotapro thế hệ mới nhất với mũi khoan kim cương có tốc độ xoay lên đến 160.000 vòng/phút.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm