Mới đây, dân mạng xôn xao trước thông tin “một ngôi làng có lịch sử cả nghìn năm tuổi tại Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi chỉ sau một đêm”. Ngôi làng tên Kay, ở cạnh một con sông cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 45 km. Ngôi làng với nghề truyền thống làm gốm này được đánh giá là “sống gần gũi thiên nhiên, gìn giữ được những văn hóa nghìn năm của tổ tiên”. Cuộc sống của dân làng êm đềm trôi qua suốt nhiều thế kỷ, cho đến khi “cơn mưa lũ đổ xuống quét sạch một nửa làng, cùng nhiều di sản, cổ vật, ghi chép của thế hệ trước”.
Trên mạng xã hội, nhiều người trẻ thắc mắc, liệu có thể xảy ra chuyện cả một ngôi làng bị “xoá sổ” chỉ bởi một cơn mưa lũ? Nguyên nhân từ đâu tạo ra những trận mưa lũ lớn đến như vậy?
Mất rừng là nguyên nhân dẫn đến mưa lũ. |
Để trả lời câu hỏi này, bạn trẻ cần tìm hiểu về nguyên nhân lớn nhất khiến mưa lũ gia tăng tại Việt Nam. Đó là do tình trạng mất rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, làm vô hiệu hoá khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân làm cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.
Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong thời điểm 2016-2019, Việt Nam bị thiệt hại 7.283 ha diện tích rừng, trung bình mỗi năm mất đi 2.430 ha. Tổ chức Nông lương LHQ cũng nhận định nước ta là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.
Viện Điều tra và quy hoạch rừng nhận định, diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức của con người, đặc biệt ở khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Tổng cục Phòng, Chống thiên tai ước tính, mỗi năm Việt Nam xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Tình trạng mất rừng tại Việt Nam nghiêm trọng, nhưng ít được người trẻ tại các đô thị quan tâm, bởi suy nghĩ “không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ”. Tuy nhiên, khi mất rừng, bão lũ gia tăng sẽ tác động xấu tới môi trường, dẫn đến chất lượng sống giảm sút, đói nghèo, bệnh tật “không chừa một ai”.
Để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và cứu rừng tại Việt Nam, việc tăng cường phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân rất quan trọng. Đó cũng chính là mục đích ra đời của “thảm kịch làng Kay”. Hiện tại, câu chuyện này được nhãn hàng OMO tiết lộ chỉ là một “chiến dịch truyền thông giả tưởng”, nhằm cảnh báo người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ về tác hại của biến đổi khí hậu.
“Khi rừng phòng hộ mất đi, bão lũ có thể xóa sổ không chỉ những ngôi làng, mà cả lịch sử, văn hóa được gìn giữ nhiều thế hệ”, đại diện OMO phân tích.
“Thảm họa làng Kay” là chiến dịch truyền thông giả tưởng nhằm nâng cao nhận thức của người Việt về biến đổi khí hậu. |
Một bạn trẻ có tài khoản tên Thanh Duy nhận xét: “Ban đầu mình đã tin rằng đây là sự kiện có thật, bởi ngôi làng được giới thiệu chi tiết quá, từ những tập tục sống, giao tiếp, làng nghề, chế độ ăn uống, nguồn lương thực đến trang phục… đều được mô tả sống động. Mình rất sốc khi nghe tin cả ngôi làng bị cuốn trôi. Thật may mắn vì hóa ra đây là một chiến dịch truyền thông giả tưởng”.
Nhãn hàng OMO cảnh báo, sự kiện làng Kay bị cuốn trôi là giả tưởng, nhưng nguy cơ mất làng do mất rừng ở Việt Nam là có thật và đang trong tình trạng nguy cấp.
Qua chiến dịch “Thảm kịch làng Kay”, OMO cho biết, hãng mong muốn có thể truyền tải thông điệp trồng cây, bảo vệ rừng một cách sáng tạo và mới mẻ đến người dân, qua đó giúp mọi người nhận thức được sự nghiêm trọng của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hướng đến cuộc sống như thế nào.
OMO muốn khuyến khích mọi người hãy thực sự hành động, “thực sự lấm bẩn” để cùng trồng cây gây lại rừng.
Nhiều người trẻ nghĩ rằng trồng cây là việc gì đó rất to tát và khó khăn, phải xắn quần xuống vũng lầy, lấm bẩn quần áo, người ngợm. Tuy nhiên, thực tế bạn không cần lên tận những ngọn đồi hay vào rừng sâu để trồng cây. Hãy bắt đầu tạo nên những mảng xanh từ khoảng đất trống trong ngõ hẻm nơi bạn sống, chậu đất ở ban công phòng ngủ. Đừng sợ lấm bẩn, bởi chân tay và quần áo bẩn có thể giặt sạch, nhưng những cây cối do bạn góp công vun trồng sẽ cải thiện thiên nhiên và khí hậu, giúp gìn giữ những di sản cho thế hệ sau”, đại diện nhãn hàng kêu gọi bạn trẻ.
Đáp lại lời kêu gọi của OMO, nhiều người trẻ tỏ ra hào hứng. Chị Hương Anh - một nhân viên văn phòng ở TP.HCM cho biết: “So với nhiều chương trình bảo vệ môi trường chủ yếu kêu gọi chia sẻ hay bấm like trên mạng xã hội, mình đánh giá cao chiến dịch này, bởi nó thực sự kêu gọi mọi người hãy hành động, để cứu lấy những cánh rừng ở Việt Nam, và những ‘thảm hoạ làng Kay’ sẽ không phải xảy ra trong đời thực".
Bình luận