Câu 1. Lễ hội nào ở nước ta có thời gian dài nhất?
Chính thức khai hội vào ngày mùng 6, kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Hương có thời gian dài nhất trong số hơn 8.000 lễ hội ở Việt Nam. |
Câu 2. Địa điểm diễn ra lễ hội này?
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương ở Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương. |
Câu 3. Lễ hội chùa Hương diễn ra ở thắng cảnh nổi tiếng nào?
Lễ hội chùa Hương diễn ra hàng năm ở thắng cảnh Hương Sơn - quần thể danh lam thắng cảnh và di tích, gồm các cảnh đẹp thiên tạo như suối Yến, suối Giải Oan cùng nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật như đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Cửa Võng, Hương Sơn Tự... |
Câu 4. Tên hang động thu hút khách du lịch khi đi lễ hội chùa Hương?
Thắng cảnh Hương Sơn có 4 hang động thu hút khách tham quan là động Hương Tích, Tuyết Quỳnh, Tiên Sơn, Hinh Bồng. Trong đó, nổi tiếng nhất chính là động Hương Tích. |
Câu 5. Động Hương Tích được chúa nào ban danh hiệu “Nam thiên đệ nhất động”?
Năm 1770, chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn, đề khắc 5 chữ lên cửa động Hương Tích: “Nam thiên đệ nhất động”, nghĩa là Động đẹp nhất trời Nam. Sau này, nhiều thi nhân tới đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương... |
Câu 6. Bảo vật nào trong động Hương Tích được chế tác năm 1766?
Theo sách “100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam”, một trong số bảo vật quý của động Hương Tích hiện nay là quả chuông “Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung”, được chế tác năm 1766 dưới thời vua Lê Hiển Tông. Chuông cao 1,24 m, đường kính 0,63 m. |
Câu 7. Công trình nào ở chùa Hương được xây dựng từ thế kỷ 12?
Công trình cổ nhất còn tồn tại ở chùa Hương hiện nay là “Viên Công Bảo Tháp”, được xây dựng từ thế kỷ 12. Tòa tháp đang lưu giữ xá lợi của sư tổ Viên Quang có công kiến tạo lại chùa Hương sau nhiều năm hoang vắng. |