![]() |
Trận động đất mạnh ngày 28/3 làm rung chuyển Myanmar, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các di tích lịch sử và tôn giáo tại Bagan. Ảnh: Stringer/Reuters. |
Nằm gần đường đứt gãy Sagaing ở trung tâm Myanmar, Bagan - nơi được coi là thánh địa Phật giáo của đất nước với hơn 2.200 di tích Phật giáo từ thế kỷ XXI - thường xuyên chịu nhiều tác động từ các trận động đất qua các thời kỳ, theo The Guardian.
Stephen Murphy, Tiến sĩ đồng thời là giảng viên cao cấp về nghệ thuật châu Á tại tại Đại học Soas London, cho biết trận động đất gần đây nhất vào năm 2016 đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các di tích quan trọng.
Trong khi đó, ghi nhận từ The New York Times, chính phủ Myanmar tiết lộ hơn 3.000 tòa nhà đã bị hư hại sau trận động đất xảy ra hôm 28/3, bao gồm khoảng 150 nhà thờ Hồi giáo và chùa. Trận động đất mạnh làm rung chuyển Myanmar, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các di tích lịch sử và tôn giáo tại Bagan, làm đổ các ngôi chùa và biến các di tích có niên đại hàng thế kỷ thành đống đổ nát.
Những toà bảo tháp và đền thờ nguy nga ở Bagan được xây dựng bên dòng sông Irrawaddy ở thời kỳ Vương quốc Miến Điện thống nhất đầu tiên, là một trong những nền văn minh Phật giáo vĩ đại nhất thế giới.
Di tích Bagan hình thành từ một cuộc chiến anh hùng vào khoảng năm 1044, giữa Anawrahta Minsaw và người anh cùng cha khác mẹ của mình, sau đó ông mở rộng lãnh thổ, chinh phục các quốc gia xung quanh.
Văn hóa của Bagan đã để lại dấu ấn sâu đậm với hơn 10.000 đền thờ tôn giáo được cho là đã được xây dựng, nhiều đền thờ được trang trí bằng những chi tiết phức tạp, tồn tại qua nhiều trận động đất cùng quá trình trùng tu của chính quyền vào những năm 1990.
![]() ![]() |
![]() ![]() |
150 nhà thờ Hồi giáo và chùa đổ sập sau trận động đất làm rung chuyển toàn bộ Myanmar. Ảnh: Stringer/Reuters. |
Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2019, mảnh đất Bagan trải qua không ít thăng trầm, bất ổn từ chính trị và kinh tế. Lượng du khách nước ngoài giảm mạnh trong 20 năm qua từ 200.000 xuống còn vài nghìn du khách.
"Chúng tôi từng đón rất nhiều du khách trước năm 2017. Bagan là một địa điểm có thể so sánh với Angkor Wat và chúng tôi cảm thấy rất tiếc cho người dân Myanmar". Marc Leaderman, đại diện Công ty lữ hành Wild Frontiers, nói sau khi chứng kiến thánh địa Phật giáo của xứ sở chùa tháp tan hoang sau động đất ngày 28/3.
Dù vậy, địa điểm này là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân địa phương, với hơn 400.000 tổng lượt khách tham quan vào năm 2023.
Ashley Thompson, giáo sư nghệ thuật Đông Nam Á tại Soas, cho biết: "Đối với những người dân phải chịu đựng tình trạng bạo lực chính trị kéo dài trong nhiều thập kỷ qua, những tia sáng le lói về sự thịnh vượng trong quá khứ mà Bagan mang lại cũng có thể nuôi dưỡng hy vọng kể cả hiện tại chỉ còn là đống hoang tàn".
Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?
Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'
Cảnh đổ nát không thể nhận ra tại nhiều điểm du lịch Myanmar
Không chỉ gây thiệt hại về người, trận động đất 7,7 độ còn phá hủy loạt công trình Phật giáo và điểm du lịch nổi tiếng tại Myanmar.
Du lịch Thái 'chịu đòn' sau động đất
Trận động đất ngày 28/3 tạo ra cú sốc lớn đối với ngành du lịch Thái Lan, khiến lượng khách quốc tế dự kiến giảm mạnh trong những tuần tới.
Khách Việt an toàn nhưng ám ảnh khi Bangkok rung chuyển
Trước ảnh hưởng của động đất tại Bangkok (Thái Lan), nhiều du khách Việt đã sơ tán đến nơi an toàn. Một số công ty lữ hành Việt chứng kiến sự lo ngại của du khách, nhưng họ không hủy tour.