Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh niên phải mở thông dạ dày vì một dấu hiệu lạ khi ăn

Là người khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhưng gần đây, thanh niên ở Hà Nội có biểu hiện ho nhẹ mỗi khi ăn uống, da hơi tái, sụt cân.

Các bác sĩ phẫu thuật mở thông dạ dày cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Một tháng trước khi nhập viện, N.V.T. (21 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội) xuất hiện triệu chứng mệt mỏi tăng dần, đau đầu, sụt cân hơn, sốt cao, được người nhà đưa đi khám và nhập viện ở cơ sở y tế tuyến dưới với chẩn đoán mắc viêm phổi.

Hai ngày điều trị, T. vẫn sốt cao không ngừng và bắt đầu có biểu hiện lơ mơ, ý thức không rõ ràng. Bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên điều trị 10 ngày thì bệnh trở nặng hơn, phải hồi sức tích cực, làm xét nghiệm toàn thể, phát hiện bị lao màng não.

Thanh niên này tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với tình trạng rất nặng, sốt cao, viêm phổi, lao toàn thể, lao màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn đa kháng, phải hồi sức tích cực, thở máy.

Tại đây, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân T. bị rò - thủng thực quản và khí quản khi nuôi ăn qua sonde. Thức ăn được bơm vào dạ dày bệnh nhân nhưng lại bị trào ngược vào trong khí quản, phổi khiến cơ quan này bị tổn thương, viêm loét.

BS Đỗ Văn Nhật, khoa Hồi sức tích cực, cho biết bệnh nhân được ưu tiên điều trị các bệnh lý nội khoa trước để hồi phục sức khỏe sau đó mới phẫu thuật lấp kín lỗ rò. Nếu ngay lúc này phẫu thuật lấp kín lỗ rò thực quản, bệnh nhân có nguy cơ không qua khỏi rất cao do các bệnh lý nội khoa đang mắc phải.

ro thuc quan anh 1

Bác sĩ thăm khám cho thanh niên 21 tuổi sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy kiệt, không thể ăn qua sonde, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và khoa Thăm dò chức năng đã hội chẩn và quyết định mở thông dạ dày.

Từ đó, các chuyên gia tạo một đường ăn riêng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng không thông qua thực quản nuôi dưỡng người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, với người bệnh thở máy, điều trị tích cực cần phải hỗ trợ dinh dưỡng không thông qua đường miệng.

Theo TS.BS Trần Việt Hùng, Phó Trưởng khoa Thăm dò chức năng, nguyên nhân bệnh nhân xuất hiện lỗ rò thực quản được chẩn đoán là từ vi khuẩn lao gây tổn thương phế quản xâm lấn vào thực quản gây tạo thành.

"Bệnh nhân không có biểu hiện khác thường nào bên ngoài khi bị rò thực quả mà chỉ ho sặc nhẹ trong thời gian đầu mỗi khi ăn uống. Chính vì thế, khi người bị rò thực quản, thức ăn đi qua đường tự nhiên bị mắc kẹt vào lỗ rò khiến lỗ rò ngày một rộng hơn, không thể liền lại được", BS Hùng nói.

Sau 4 ngày mở thông dạ dày, tình trạng viêm phổi của bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân cắt sốt, người tỉnh táo, sức khỏe hồi phục tốt và sẽ được đóng lỗ rò qua nội soi thực quản.

Bò viên và những kỷ niệm khó quên

Bò viên là một món ăn quen thuộc của ẩm thực phương Nam. Với những đứa trẻ lớn lên trong cảnh nghèo khó, chén bò viên thơm lừng, sóng sánh mỡ màng còn là niềm ước ao. Nhắc đến bò viên là nhắc đến tuổi thơ của tôi, nên khiêm tốn một chút, chứ đáng lẽ phải nói là tuổi thơ của Sài Gòn ngày trước, và của bây giờ.

Không chỉ nói về bò viên, cuốn Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian là tập hợp những bài viết đầy cảm xúc của một người tha thiết yêu Sài Gòn, gắn bó với mảnh đất này từ bé và kể lại các câu chuyện thông qua những kỷ niệm; đó có thể là những câu chuyện sống động về chuyện ăn, uống, giải trí, thói quen sinh hoạt… cho đến những nhận định sâu sắc hơn về lịch sử, dấu tích cha ông trên một vùng đô thị đang hiện đại hóa từng ngày.

Loại đồ uống buổi sáng rất tốt cho đường ruột

Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sẽ giúp giãn nở các mạch máu trong ruột, hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa.

Nhóm người cần cảnh giác với ung thư đường tiêu hóa

Ung thư đường tiêu hóa bao gồm ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản... Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 95%

Viêm đại tràng mạn tính có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ước tính có đến 20% dân số mắc viêm đại tràng mạn tính, tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm