Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thấy dấu hiệu bất thường trên áo, đi khám phát hiện ung thư

Người phụ nữ ở Hà Nội tình cờ thấy một vết máu hồng nhỏ trên áo lót, sau đó đi khám được chẩn đoán mắc ung thư vú hai bên.

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Bà P.T.Y. (68 tuổi, Long Biên, Hà Nội) phát hiện một vết máu hồng nhỏ trên áo lót nhưng không cảm thấy đau hay khó chịu. Chủ quan với dấu hiệu này, bà chưa đi khám.

Một tháng sau, tình trạng trên tái diễn, kèm theo dịch bất thường ở đầu ngực. Khi đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) kiểm tra, bà Y. được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú hai bên cùng lúc, một thể bệnh hiếm gặp trong thực tế lâm sàng.

"Tôi không nghĩ mình có thể mắc bệnh. Gia đình tôi không ai bị ung thư, bản thân cũng ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Khi nghe bác sĩ thông báo kết quả, tôi rất bất ngờ và lo lắng", bà Y. chia sẻ.

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sau khi được tư vấn, bệnh nhân đồng ý phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú hai bên và nạo vét hạch nách để giảm nguy cơ tái phát.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Khoa Phụ Ung thư, cho biết với độ tuổi cao và bệnh nền tiểu đường, cao huyết áp, ca phẫu thuật của bệnh nhân đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng. Việc gây mê, cắt bỏ khối u và hồi sức hậu phẫu đều gặp nhiều khó khăn hơn so với các trường hợp thông thường.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị nội tiết nhằm giảm nguy cơ tái phát. Nếu kết quả sinh thiết cho thấy khối u chưa di căn, bà có thể không cần hóa trị hoặc xạ trị.

Theo bác sĩ Thắng, ung thư vú hai bên là thể bệnh hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua tầm soát. Phụ nữ trên 40 tuổi nên khám định kỳ 2 năm/lần, trong khi những người có yếu tố nguy cơ cao (gia đình có tiền sử ung thư vú, đột biến gen) cần tầm soát hàng năm.

Ở giai đoạn sớm, ung thư vú thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu được phát hiện qua tầm soát. Nếu bệnh tiến triển, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Khối cứng ở vú, không đau, không di động.
  • Tiết dịch bất thường ở núm vú.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú gồm: tuổi trên 50, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, hút thuốc lá, uống rượu bia, thừa cân béo phì, tiếp xúc với bức xạ và sử dụng liệu pháp thay thế hormone.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên chủ động khám và tầm soát định kỳ, giúp phát hiện sớm bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm chi phí y tế. Đối với những bệnh nhân đang chiến đấu với ung thư vú, việc tuân thủ phác đồ điều trị và tin tưởng vào nền y học sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Uống bao nhiêu bia rượu có nguy cơ mắc ung thư?

Tiêu thụ hơn 6 đơn vị đồ uống có cồn mỗi tuần sẽ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao, bao gồm cả ung thư, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Bệnh ung thư khiến người phụ nữ 'mọc sừng' chi chít trên đầu

Người phụ nữ đến bệnh viện trong tình trạng khối u xuất hiện nhiều vị trí, toàn bộ vùng da ung thư chiếm tới 2/3 da đầu.

Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc ung thư

Ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư da ngày càng phổ biến ở người dưới 50 tuổi trở thành vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm