Thầy Đỗ Việt Khoa lên tiếng vụ 'hoang tin quay clip'
"Chắc chắn không ai dại gì đưa vào văn bản cụm từ “cấm quay clip”. Nhưng bắt học sinh đăng ký với công an trước khi thi 5 ngày… thì em nào dám quay clip", thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhấn mạnh.
Do cách diễn đạt không chính xác tuyệt đối
Ngày (26/5), trên trang mạng xã hội, “Người đương thời” Đỗ Việt Khoa đã chia sẻ thông tin: Học sinh Trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) và tỉnh Bắc Giang cam kết “không quay clip” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra trường này thu 520 ngàn đồng/học sinh để “hỗ trợ thi tốt nghiệp”.
Liên hệ với thầy Đỗ Việt Khoa để xác minh thông tin này, thầy cho biết: "Lâu nay tôi thường nhận thông tin phản ánh từ giáo viên, phụ huynh học sinh qua điện thoại, tin nhắn hoặc thư điện tử. Do cách diễn đạt qua các cách đó không thể chính xác tuyệt đối.
Trong khi đó, trao đổi với Giáo dục và Thời đại, bà Nguyễn Thị Chờ, Hiệu trưởng trường THPT Đồi Ngô đã giải trình về khoản thu 520.000 đồng/học sinh trên báo chí bao gồm: Tiền học ôn thi tốt nghiệp: 440.000 đồng, tiền phôi bằng tốt nghiệp: 10.000 đồng, tiền thi học kỳ II: 20.000 đồng, tiền thi thử tốt nghiệp: 30.000 đồng”. Bà Chờ cũng khẳng định: Trong bản đăng ký và cam kết tuyệt nhiên không hề có chi tiết “cấm quay clip”.
Thông tin được dư luận quan tâm được thầy Đỗ Việt Khoa chia sẻ trên trang cá nhân. |
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Ảnh Giáo dục Việt Nam. |
Trước lời giải thích trên, thầy Đỗ Việt Khoa nhận định: “Tôi vừa hỏi giáo viên và học sinh trên Đồi Ngô thì họ phản đối, nói rằng có sự ngụy biện và đổ cho phụ huynh. Trước đó hơn một tháng, trường Đồi Ngô đã thu 520.000 tiền ôn thi tốt nghiệp. Nay trong tháng 5 lại nói thu 520.000 nữa là sao? Trường giải thích thế là sao? Ngoài ra, trường THPT Đồi Ngô thừa nhận thi thử tốt nghiệp có thu tiền, thì đây là việc vi phạm luật giáo dục, về việc cấm tổ chức các kỳ thi trái phép thu tiền".
"Đúng ra tôi và báo chí đến giờ này cũng chưa nhận được biên bản chứng minh cho lời giải thích của cô Chờ mà chỉ là nghe giáo viên, học sinh kể, nghe giám đốc, hiệu trưởng giải trình”, thầy Khoa nhấn mạnh.
Theo công văn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo một điểm cần lưu ý đó là các hội đồng coi thi không yêu cầu thí sinh phải đăng ký khi mang các thiết bị nói trên vào phòng thi. |
Thầy Đỗ Việt Khoa khẳng định: "Chắc chắn không ai dại gì đưa vào văn bản cụm từ “cấm quay clip”. Nhưng ép học sinh ký cam kết quay hay không quay, bắt học sinh nộp máy quay cho công an trước khi thi 5 ngày… thì hành vi ấy khác nào khủng bố tinh thần học sinh nào dám quay clip".
Quan điểm của tôi là phản đối cách làm đó. Làm thế khác nào bảo người dân trước khi tố cáo tiêu cực phải xin phép, phải tự khai mình ra. Làm thế có tác dụng hù dọa người tố cáo. Thế là anh vi phạm luật khiếu nại tố cáo rồi.
Ngoài Đồi Ngô còn có cả một... Rừng Ngô
Thầy Khoa cho biết: Tôi thừa nhận chỉ đưa lên mạng xã hội dựa trên thông tin từ thầy trò trên đó cung cấp nên viết không chính xác. Báo chí nên xác minh rồi hãy đăng. Tôi không hề viết chữ nào là “cam kết cấm quay clip” như họ đã viết. Nhưng cách giải trình của lãnh đạo sở và nhà trường trên đó lại cho thấy nó gần đúng. Nhờ báo chí vào cuộc mà Bắc Giang đã có lệnh hủy bỏ việc ký cam kết này.
Chỉ còn chưa đầy một tuần, gần một triệu em học sinh trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trước kỳ thi quan trọng này, thầy Đỗ Việt Khoa lo lắng: "Muôn kiểu đối phó để có kết quả thi tốt nghiệp tốt đẹp. Đó là một căn bệnh ngoan cố của ngành giáo dục. Chắc chắn năm học này vẫn sẽ có không phải chỉ có một Đồi Ngô mà có cả Rừng Ngô nữa".
Gian lận trong thi cử tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) năm 2012 |
Là một người liên tiếp làm nổi sóng “dư luận” về một nền giáo dục nhiều nhiều hạn chế, yếu điểm khi tố cáo gian lận thi cử tại tỉnh Hà Tây (cũ), THPT Đồi Ngô- Bắc Giang, thầy Đỗ Việt Khoa nhận xét:
"Chỉ bằng biện pháp cho phép thí sinh mang thiết bị quay clip mà đã nổ ra rất nhiều tranh cãi và nhiều chỉ đạo nhằm hạn chế quyền đó của thí sinh. Không có biện pháp mạnh nào khác được đưa ra. Đương nhiên, người ngay không ai sợ bị ghi âm ghi hình. Vậy mà cả ngành giáo dục cứ loạn cả lên.
Cách xử lý bao che của các Sở GD&ĐT các tỉnh Hà Tây, Bắc Giang trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2006, 2012 vừa qua… thì tôi tin là chẳng thể nào hạn chế được tiêu cực thi cử.
Chúng ta hãy đợi vài ngày nữa xem, cả nước năm nay có gần 1 triệu thí sinh dự thi, hàng trăm ngàn giáo viên coi thi thì có bao nhiêu người dám đấu tranh với tiêu cực thi cử?"
quyên quyên
Theo Infornet