Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thay đổi chính mình khi kiệt sức vì công việc

Nhiều người tự đặt ra quy tắc riêng trong công việc để tránh kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Vào một ngày chủ nhật của tháng 4, Jonathan Frostick (45 tuổi) lên cơn đau tim khi đang ngồi soạn kế hoạch làm việc tuần tại bàn. Lúc đó, anh chỉ nghĩ đến vợ và di nguyện cuối cùng.

May mắn thay, nhân viên ngành dịch vụ tài chính đã vượt qua cửa tử. Từ đó, anh quyết định thay đổi cuộc đời.

kiet suc anh 1

90% nhân viên được khảo sát cho biết họ bị kiệt sức khi làm việc trong một năm qua. Ảnh: Getty Images.

Hiện lịch trình của Frostick đã thêm một số hoạt động cố định mới. Anh chăm chỉ đưa con đến trường mẫu giáo và đi bơi đều đặn 3 lần/tuần.

Anh giảm giờ làm, đồng thời duy trì sự bình tĩnh, dứt khoát và tránh can dự vào xung đột trong khi làm việc. Khi công việc chồng chất, anh kiên quyết để sang hôm sau xử lý tiếp.

Ngoài ra, anh nhấn mạnh rằng những cuộc họp 30 phút trên công ty phải diễn ra đúng trọng tâm và không kéo dài lan man.

“Tôi từng rất căng thẳng trước khi lên cơn đau tim. Giờ đây, tình thế đã thay đổi. Công việc không còn quan trọng nữa. Còn trước đó, tôi chính là hiện thân của công việc”, anh chia sẻ với Wall Street Journal.

Không ít người dành quá nhiều thời gian làm việc, quên mất nghỉ dưỡng và chẳng từ chối cuộc họp vào 6h. Ẩn sâu trong những điều này là sự quá gắn bó với công việc đang gây kiệt sức và bóp nghẹt những khía cạnh khác trong cuộc sống.

Tự chủ động giảm tải

Suốt nhiều năm, mọi người được yêu cầu phải tìm ra ý nghĩa và mục đích công việc, cho đến khi đại dịch xuất hiện.

Chắc chắn, một số nhân viên đã lợi dụng làm việc từ xa để lén chợp mắt nghỉ trưa hoặc bí mật làm thêm nghề tay trái. Nhưng với số đông, công việc đã hòa chung với cuộc sống riêng của mỗi người.

Nhiều người đã ngồi trước máy tính làm việc kể từ mùa xuân năm 2020 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Giờ đây, họ không thể tìm ra cách thoát khỏi nó.

Liệu họ có thể học cách bớt quan tâm công việc lại không? Điều gì sẽ xảy ra nếu những người này ngừng làm việc dù chỉ một chút? Sarah Knight đảm bảo rằng sẽ chẳng có nhiều thứ thay đổi.

kiet suc anh 2

Hiện Knight đã rời công ty, chuyển tới sống ở Cộng hòa Dominica và viết sách về việc chọn lựa không tham gia những hoạt động vô ích trong cuộc sống để tránh kiệt sức. Ảnh: Alfredo Esteban.

Cách đây vài năm, sau khi trải qua một cơn hoảng loạn tại văn phòng ở Manhattan (thành phố New York, Mỹ), Knight quyết định xa rời lối sống cầu toàn - thứ từng giúp cô leo lên vị trí biên tập viên cấp cao trong ngành xuất bản.

Cô ngừng tham gia các bữa trưa giao lưu xã giao. Cô rời văn phòng vào 18h hàng ngày. Thay vì mặc áo blazer và giày cao gót, cô chọn mặc áo vải nhung và giày tennis. Và Knight phát hiện ra chẳng ai quan tâm đến sự thay đổi này của cô.

“Hóa ra tôi đã có thể làm vậy suốt thời gian qua”, cô chia sẻ.

Đương nhiên, sẽ khó để bớt quan tâm tới công việc, nhất là khi lãnh đạo đưa ra những kỳ vọng bất hợp lý. Số nhiệm vụ cần hoàn thành cũng trở nên chồng chất khi đồng nghiệp xung quanh lần lượt nghỉ việc, hoặc các công ty cắt giảm nhân sự.

Gần 90% lao động cho biết họ rơi vào trạng thái kiệt sức trong năm qua, theo cuộc khảo sát mùa hè từ công ty phân tích con người Visier. Trong đó, hơn 1/2 cho biết khối lượng công việc của họ đã tăng lên trong thời điểm đại dịch.

Một số công ty đã cố gắng chống lại tình trạng kiệt sức của nhân viên bằng cách tổ chức các buổi lắng nghe chia sẻ hoặc tăng ngày nghỉ. Song, nhiều lao động nói rằng dù thế nào họ vẫn phải tiếp tục công việc.

“Nếu tôi yêu cầu thứ gì đó và cần nó vào hôm sau, rõ ràng đội ngũ nhân viên của tôi sẽ không thể cảm thấy họ được thư giãn và nghỉ ngơi đúng nghĩa”, Katie Burke, Giám đốc nhân sự của HubSpot, một công ty phần mềm có trụ sở tại Cambridge (bang Massachusetts, Mỹ), cho biết.

kiet suc anh 3

Nhiều người cho biết khối lượng công việc họ phải giải quyết tăng lên trong thời điểm đại dịch. Ảnh: Shutterstock.

Janna Koretz, một nhà tâm lý học ở bang Massachusetts, khuyên những người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp áp lực cao nên học cách buông bỏ và ủy thác công việc cho các đồng nghiệp có năng lực khác.

Ngoài ra, hãy tự nhắc nhở rằng dành một giờ đồng hồ nghỉ trưa trọn vẹn, hoặc rời công việc đúng giờ để dành thời gian cho con cái, gia đình không khiến bạn trở thành một nhân viên tồi tệ.

Sự thư giãn này có thể giúp bạn trở nên tốt hơn trong công việc. Sự dồn dập, gấp gáp biến mất và bạn có thể tập trung vào những việc quan trọng hơn nhờ khối lượng công việc đã giảm tải.

Anton Strömberg, nhà quản lý chương trình dạy học của một tổ chức giáo dục kỹ thuật số ở Stockholm (Thụy Điển), từng dành 3 ngày để viết chiếc email hoàn hảo.

“Như thể cả thế giới sẽ sụp đổ nếu tôi mắc phải sai lầm trong email đó vậy”, anh kể lại.

Nỗi ám ảnh hoàn hảo đã giết chết khả năng sáng tạo của Strömberg. Việc giơ tay phát biểu liên tục về mọi vấn đề cũng khiến anh choáng ngợp, kiệt sức.

“Giờ đây, trong các buổi họp, tôi chỉ ngồi lặng lẽ và đợi người khác phát biểu ý kiến. Tôi dành thời gian cho bản thân và hít thở thật sâu”, anh cho biết.

Chật vật khi cai nghiện Instagram

Mỗi lần cai nghiện mạng xã hội thất bại, Laura lại cảm thấy bất lực và bế tắc. Trong khi đó, thời gian online khiến cô bị choáng ngợp, lo lắng và kiệt sức.

Pick me girl la gi hinh anh

Pick me girl là gì

0

Cụm từ được nhiều người trẻ dùng để chỉ những cô gái tỏ ra khác biệt, không giống với hầu hết phụ nữ, nhằm thu hút sự chú ý từ nam giới.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm