Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Ô cửa sổ sáng đèn lúc 23h gây tranh cãi của một tập đoàn TP.HCM

Cuối tháng 5, một bài đăng kèm clip làm dấy lên tranh luận trên MXH khi bày tỏ sự ngưỡng mộ với cảnh nhân sự của một tập đoàn lớn ở TP.HCM vẫn làm việc tới nửa đêm.

Hình ảnh một nhân viên văn phòng đang làm việc lúc gần 23h tại quận 7 (TP.HCM). Ảnh: @heohocbay/Threads.

Bài viết thực chất là chia sẻ lại nội dung từ một tài khoản khác trên mạng xã hội, hiện chưa xác định được nguồn gốc.

Cụ thể, đoạn video ghi lại lúc 22h44 ngày 20/5 tại tòa nhà văn phòng Unilever ở quận 7 (TP.HCM). Phần chú thích cho rằng đây là minh chứng cho sự chăm chỉ và nỗ lực của những nhân viên tại các “big corp” (cách gọi các tập đoàn lớn với quy mô toàn cầu hoặc khu vực).

“Giờ cũng phải gần 11 giờ đêm rồi vẫn thấy bạn này miệt mài làm việc gì đó. Thực sự ngưỡng mộ! Vào được tập đoàn lớn đã khó, làm việc đến khuya thế này thì thật đáng nể”, người viết chia sẻ.

Bên cạnh những ý kiến đồng tình chủ bài đăng, xem đây là biểu hiện của sự cống hiến và cơ hội thăng tiến, không ít người phản đối mạnh mẽ, cho rằng việc lãng mạn hóa làm việc thâu đêm là không phù hợp. Họ nhấn mạnh rằng làm việc đến 23h không chỉ vi phạm quy định về thời gian làm việc trong luật lao động, mà còn là dấu hiệu của một văn hóa làm việc độc hại.

Một số người dùng chia sẻ trải nghiệm cá nhân, cho biết họ từng ngưỡng mộ văn hóa làm việc khuya tại các tập đoàn lớn, nhưng sau đó nhận ra cái giá phải trả là sức khỏe thể chất và tinh thần suy kiệt.

Tác hại của văn hóa làm việc khắc nghiệt

Theo Amanda Jones, giảng viên cao cấp về hành vi tổ chức tại Trường Kinh doanh King’s College London (Anh), nhân viên ngày nay phải đối mặt với cường độ công việc cao hơn, thời gian làm việc dài hơn, và khối lượng công việc lớn hơn trong khi nguồn lực hỗ trợ ngày càng hạn chế.

lam viec khuya, van hoa lam viec, den sang van phong, ap luc cong so, unilever viet nam, threads gay tranh cai, tap doan lon, cay cuoc thau dem, nhan vien van phong, kiet suc cong viec, suc khoe tinh than, lam viec doc hai, gio lam them, nguong mo lam dem, forbes bao cao, who canh bao, adam grant, hieu suat cong viec, burnout cong so, cang thang cong viec anh 1

Đoạn video ghi lại cảnh sáng đèn tại tòa nhà văn phòng quận 7 lúc gần 23h ngày 20/5. Ảnh: @heohocbay/Threads.

“Cường độ làm việc hầu như không bao giờ giảm, dẫn đến kiệt sức, căng thẳng và mất kết nối với công việc”, bà nhận định.

Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến chỉ trích truyền thông vô tình cổ súy văn hóa làm việc thiếu bền vững khi ca ngợi hình ảnh “văn phòng sáng đèn” hay những câu chuyện “cày cuốc” thâu đêm.

Một số người dùng bày tỏ sự thất vọng khi thấy các bài viết như trên Threads được lan truyền, cho rằng chúng góp phần tạo áp lực khiến nhân viên cảm thấy tội lỗi nếu không làm việc quá giờ.

Theo Forbes, hơn 30% người lao động đang sống chung với chứng lo âu, buộc họ luôn ở trạng thái “sẵn sàng” làm việc, ngay cả khi nghỉ phép hay nửa đêm, không phải vì đam mê mà vì áp lực giữ việc.

Báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021 cảnh báo rằng làm việc hơn 55 giờ mỗi tuần làm tăng 35% nguy cơ đột quỵ và 17% nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Một nghiên cứu khác do GS. Wen-Jui Han từ Đại học New York (Mỹ) thực hiện trên hơn 7.000 lao động Mỹ cho thấy những người thường xuyên làm việc quá giờ hoặc theo lịch thất thường, đặc biệt là bỏ qua giấc ngủ ban đêm, có nguy cơ cao mắc trầm cảm, lo âu, và các vấn đề sức khỏe lâu dài như tim mạch, cao huyết áp.

Business Insider cũng nhấn mạnh rằng tăng giờ làm không đồng nghĩa với tăng năng suất. Ngược lại, mệt mỏi và kiệt sức khiến hiệu quả công việc giảm sút.

Hiệu suất không đo bằng giờ làm

“Đối với những công việc sáng tạo và phức tạp, đếm giờ làm là thước đo sai lầm”, Adam Grant, chuyên gia tâm lý tổ chức tại Đại học Wharton (Mỹ), khẳng định.

Đồng quan điểm, Liane Davey, đồng sáng lập 3COze Inc., nhấn mạnh rằng lãnh đạo nên tập trung ghi nhận kết quả thay vì số giờ làm việc.

lam viec khuya, van hoa lam viec, den sang van phong, ap luc cong so, unilever viet nam, threads gay tranh cai, tap doan lon, cay cuoc thau dem, nhan vien van phong, kiet suc cong viec, suc khoe tinh than, lam viec doc hai, gio lam them, nguong mo lam dem, forbes bao cao, who canh bao, adam grant, hieu suat cong viec, burnout cong so, cang thang cong viec anh 2

Không khó để bắt gặp những ánh đèn văn phòng vẫn sáng vào nửa đêm tại các tập đoàn lớn. Ảnh minh họa: Florence Lo/Reuters.

Amanda Jones khuyến nghị các tổ chức cần thiết lập chính sách hỗ trợ nhân viên duy trì ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Nếu không, doanh nghiệp có nguy cơ mất đi nhân sự do áp lực quá lớn. Bà nhấn mạnh rằng việc nhân viên rời bỏ công ty không nên bị coi là “bỏ cuộc” hay “thiếu trách nhiệm”, mà có thể là dấu hiệu họ đã chạm đến giới hạn chịu đựng.

Jones cũng lưu ý rằng các công ty cần đặc biệt quan tâm đến những nhân viên có xu hướng làm việc quá sức, bởi đây thường là những người đạt hiệu quả cao nhưng dễ bị giao thêm nhiệm vụ.

Về phía người lao động, bà khuyến khích họ chủ động thiết lập ranh giới rõ ràng để tránh bị cuốn vào vòng xoáy công việc.

“Nhân sự cần tự nhận thức và học cách chăm sóc bản thân trước khi quá muộn", Jones kết luận.

Lịch trình team building dày đặc, nhân sự TP.HCM mệt hơn đi làm

Không thân thiết với đồng nghiệp, thấy chương trình nhàm chán hay từng tham dự chuyến đi kém hấp dẫn trước đó là những lý do được nhân sự đưa ra khi từ chối đi du lịch công ty.

Cứ 4 trong 10 người Việt chán làm dù chưa nghỉ việc

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với hiện tượng nhân viên vẫn đi làm đều đặn, hoàn thành công việc đúng hạn nhưng đã mất đi nhiệt huyết, chỉ làm việc cầm chừng qua ngày.

CEO fintech 'vỡ mộng' AI, buộc phải tuyển lại con người

Công ty công nghệ tài chính Klarna đảo ngược chiến lược thay thế con người bằng trí tuệ nhân tạo (AI) sau khi nhận thấy chất lượng dịch vụ sụt giảm.

Chính sách 'mở cửa' của lãnh đạo lợi hay hại?

Cuốn sách Lãnh đạo giỏi cần chi quy tắc của Kevin Kruse thách thức những quan niệm lãnh đạo truyền thống bằng cách đề xuất 10 nguyên tắc "ngược đời" để lãnh đạo hiệu quả hơn. Một trong số đo là chính sách "mở cửa" của sếp, tức việc luôn sẵn sàng tiếp nhận ý kiến và trao đổi với nhân viên. Mặc dù mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy giao tiếp và minh bạch trong tổ chức, Kruse chỉ ra rằng nó cũng có thể dẫn đến những bất lợi, như gián đoạn công việc và giảm hiệu suất.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm