Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thấy gì từ việc nhà giàu Trung Quốc trả thù nhân viên Louis Vuitton?

Gần đây, một khách hàng Trung Quốc yêu cầu nhân viên Louis Vuitton đếm 84.000 USD tiền mặt rồi rời đi. Đây không phải lần đầu người tiêu dùng xa xỉ trả thù sau khi bị đối xử tệ.

Nhân viên bán hàng ở một số hãng xa xỉ có thái độ coi thường khách hàng. Ảnh minh hoạ: Anthony Wallace.

Cụ thể, người này yêu cầu nhân viên cửa hàng Louis Vuitton ở trung tâm thương mại StarLight Place (thành phố Trùng Khánh) đếm 84.000 USD tiền mặt trong 2 giờ, rồi rời đi tay không.

Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng, phản ánh hành vi đối xử thô lỗ với khách hàng của các nhân viên thương hiệu thời trang cao cấp, theo Jing Daily.

du lich Trung Khanh,  Trung Quoc,  Louis Vuitton Trung Quoc,  khach hang Trung Quoc,  nha mot xa xi,  tra thu nhan vien anh 1du lich Trung Khanh,  Trung Quoc,  Louis Vuitton Trung Quoc,  khach hang Trung Quoc,  nha mot xa xi,  tra thu nhan vien anh 2
du lich Trung Khanh,  Trung Quoc,  Louis Vuitton Trung Quoc,  khach hang Trung Quoc,  nha mot xa xi,  tra thu nhan vien anh 3

Một khách hàng Trung Quốc trả thù sau khi bị nhân viên Louis Vuitton đối xử khiếm nhã. Ảnh minh hoạ: Louis Vuitton.

Chuyện gì đã xảy ra?

Màn trả thù này xảy ra 2 tháng sau khi khách hàng cáo buộc nhân viên bán hàng có hành vi thô lỗ, khiếm nhã.

Theo lời kể của người này, các nhân viên phớt lờ yêu cầu uống nước của cô, tỏ ra mất kiên nhẫn, thậm chí từ chối cho cô xem những sản phẩm mới. Cuối cùng, họ đưa cô đến kho hàng cũ.

Trở về nhà, khách hàng này nỗ lực báo cáo về hành vi thô lỗ của nhân viên cho thương hiệu, song không nhận được phản hồi. Cô lập tức quay trở lại cửa hàng để trả thù bằng cách yêu cầu nhân viên đến 84.000 USD tiền mặt.

Sau 2 giờ theo dõi nhân viên đếm tiền, người phụ nữ này nói: “Chúng tôi không muốn mua gì cả. Bây giờ, chúng tôi sẽ rời đi”.

Sau khi tin tức này xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều người dùng thể hiện thái độ ủng hộ đối với vị khách hàng trên.

“Họ bán hàng hoá giá trị cao, nhưng họ không phải những người có giá trị”, một người dùng chia sẻ trên mạng xã hội.

Ngay sau đó, khách hàng này xoá bài đăng. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hàng đã liên hệ với cô để giải quyết vụ việc. Louis Vuitton hiện chưa đưa ra câu trả lời chính thức về sự việc trên.

du lich Trung Khanh,  Trung Quoc,  Louis Vuitton Trung Quoc,  khach hang Trung Quoc,  nha mot xa xi,  tra thu nhan vien anh 4du lich Trung Khanh,  Trung Quoc,  Louis Vuitton Trung Quoc,  khach hang Trung Quoc,  nha mot xa xi,  tra thu nhan vien anh 5
du lich Trung Khanh,  Trung Quoc,  Louis Vuitton Trung Quoc,  khach hang Trung Quoc,  nha mot xa xi,  tra thu nhan vien anh 6

Thái độ thô lỗ của nhân viên khiến người tiêu dùng tẩy chay thương hiệu xa xỉ, dẫn đến tình trạng kinh doanh khó khăn. Ảnh minh hoạ: Shutterstock.

Khách hàng tẩy chay, doanh số giảm

Đây không phải lần đầu nhân viên của các thương hiệu xa xỉ có hành vi thô lỗ đối với khách hàng. Hồi tháng 5, người dẫn chương trình truyền hình Mỹ Bethenny Frankel chỉ trích nhà mốt Chanel sau khi cô bị cấm vào cửa hàng tại Chicago (Mỹ).

Frankel bị một nhân viên bảo vệ chặn ở cửa, hỏi rằng có lịch hẹn trước chưa và bị đối xử như kẻ trộm. Khi trả lời rằng chưa đặt lịch hẹn, cô lập tức bị đuổi ra ngoài.

Ngày hôm sau, Frankel quay lại cửa hàng đó, mặc trang phục xa xỉ và đeo túi Chanel. Sau khi được mời vào, cô lập tức quay lại và rời khỏi cửa hàng.

“Trong kinh doanh, ấn tượng đầu tiên đặc biệt quan trọng. Tôi không muốn các bạn cảm thấy thấp kém, bị đối xử một cách khiếm nhã. Các thương hiệu xa xỉ đó kiếm được hàng tỷ USD từ khách hàng mua sắm theo trào lưu”, MC người Mỹ nói.

Tại Trung Quốc, những sự việc tương tự đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Thương hiệu Miu Miu cũng bị chỉ trích vì để nhân viên cư xử thô lỗ với khách hàng.

Đặc biệt, sự việc ở Trùng Khánh khiến tình trạng này càng trở nên căng thẳng. Những vụ việc như vậy ảnh hưởng xấu đến hoạt động quan hệ công chúng, kéo theo sự sụt giảm về doanh số bán hàng.

Nhiều người tiêu dùng cực đoan quyết định mua hàng của đối thủ sau khi bị nhân viên của một thương hiệu cao cấp đối xử tệ.

Nhân viên bán hàng của các hãng xa xỉ được kỳ vọng trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt, từ kiến thức về sản phẩm đến kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng. Tuy nhiên, họ dường như không áp dụng được lý thuyết vào thực tế.

Khi thị trường xa xỉ vật lộn trong bối cảnh suy thoái kinh tế, những sự việc như trên khiến khách hàng càng trở nên kén chọn trong việc chi tiêu. Cảm giác bị phán xét, thậm chí coi thường, là điều không ai mong muốn.

Labubu sắp mất ngôi vương?

Đồ chơi Labubu bắt đầu có dấu hiệu thoái trào sau một thời gian gây sốt MXH. Sự xuất hiện tràn lan của chú thỏ bông này khiến nhiều người dùng ngán ngẩm, quay lưng.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm