Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thầy giáo có tài gấp giấy origami nổi tiếng trên mạng

Gần 10 năm gắn bó với nghệ thuật gấp giấy origami, Trung Hiếu sở hữu hơn 300 tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao. Anh còn được biết đến với hình ảnh người thầy giáo tận tâm.

Được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ

Trần Trung Hiếu - giáo viên môn Hóa, trường THPT Tây Thạnh, TP HCM - được nhiều người biết đến nhờ biệt tài gấp giấy origami. Thầy giáo trẻ cho biết, anh có gần 10 năm gắn bó với bộ môn nghệ thuật này và sở hữu trên 300 tác phẩm đa dạng.

“Ngày nhỏ, cứ mỗi mùa mưa lũ, tôi thường cùng bạn bè trong xóm gấp thuyền giấy chơi đùa. Từ đó, tôi bắt đầu được một người anh họ chỉ dạy về origami. Tuy nhiên, đến năm 2006, tôi tham gia câu lạc bộ và có dịp tiếp xúc chuyên sâu hơn với nó” - anh nói.

Từ tờ giấy vô tri, vô giác, Trung Hiếu sử dụng đôi bàn tay khéo léo biến chúng thành những tác phẩm sống động. Anh cho biết, để theo đuổi bộ môn này, quan trọng nhất là tính kiên trì, tỉ mỉ trong từng chi tiết.

Một trong những tác phẩm nhận được hàng nghìn lượt yêu thích của An
Một trong những mô hình độc đáo của thầy Trung Hiếu. Ảnh: NVCC.

Thầy giáo 9X nhiều lần từ chối lời tỏ tình của học trò

Sinh năm 1992, Thiên Phát có 4 năm kinh nghiệm đi dạy tiếng Anh. Sở hữu vẻ ngoài ưa nhìn, thầy giáo 9X không ít lần được nữ sinh tỏ tình, song anh đều khéo léo từ chối.

Chàng trai tiết lộ, trung bình anh mất 5-6 tiếng để hoàn thành một mô hình như khủng long, bọ ngựa, voi, hoa…

Gấp giấy origami đòi hỏi thao tác tỉ mẩn và trí tưởng tượng của người chơi. Mỗi mẫu luôn là tổng hợp từ nhiều thao tác gấp với các kỹ thuật khác nhau. "Nếu không có tình yêu dành cho môn nghệ thuật này thì rất khó thành công" - anh nói.

Trung Hiếu thường áp dụng cho mình cách gấp giấy ướt (sử dụng hỗn hợp nước và keo sữa) để tạo nên những đường cong mềm mại cho tác phẩm. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ áp dụng cho những người chơi lâu năm, đã có kinh nghiệm. Bởi giấy ướt rất dễ rách, chỉ một sơ suất nhỏ sẽ gây hư hỏng ngay.

“Trong quá trình làm, tôi gặp một số tình huống rủi ro như sắp hoàn thành lỡ tay làm giấy rách, phải gấp lại từ đầu. Tuy nhiên, sau những tai nạn nghề nghiệp ấy, tôi biết mình sai ở đâu và nghiệm ra nhiều phương pháp hay hơn” - anh nói.

Theo Hiếu, việc tạo mẫu origami mới liên quan rất nhiều đến kiến thức về hình học. Độ khó mỗi tác phẩm tùy thuộc vào khả năng tư duy, sáng tạo của người gấp.

Tại Việt Nam, Trần Trung Hiếu là một trong những tay gấp giấy cừ khôi. Anh là gương mặt thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nghệ sĩ trên thế giới, từng xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài với sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. Những tác phẩm của anh cũng được trưng bày tại một số triển lãm origami quốc tế.

“Trước đây, tôi rất nóng tính và khó có thể kiểm soát cơn giận dữ của mình. Sau khi đến với origami, tính xấu ấy dần được loại bỏ. Tôi học cách điềm tĩnh, tỉ mẩn hơn trong mọi chuyện” - thầy giáo trẻ nói.

Tác phẩm Thánh Michael - Tổng lãnh thiên thần (St. Michael - The Archangel) của nghệ sĩ Trần Trung Hiếu.
Tác phẩm Thánh Michael - Tổng lãnh thiên thần (St. Michael - The Archangel) của Trần Trung Hiếu góp mặt trong triển lãm nghệ thuật gấp giấy Folded Forms, được tổ chức tại Manhattan, Mỹ. Ảnh: NVCC.

Chuyên gia tâm lý của học trò

Không chỉ là nghệ sĩ gấp giấy origami, Trần Trung Hiếu còn là thầy giáo được nhiều thế hệ học trò yêu quý. Trong suốt 9 năm đứng lớp, anh đều đảm nhận vai trò chủ nhiệm, trực tiếp theo sát quá trình  học tập của các em.

Chàng trai chia sẻ: “Tôi đứng lớp khối 12 nên công việc khá bận rộn. Có những ngày tôi đến trường lúc 6h30 sáng và về nhà vào ​9h tối. Vất vả nhưng tôi luôn cảm thấy vui vì học trò khôn lớn và  trưởng thành từng ngày”.

Trung Hiếu cho hay, với học sinh cấp 3, anh luôn cố gắng nói chuyện thật nhiều để giúp các em nhanh tiến bộ. Ngoài việc dạy học trên lớp, thầy giáo trẻ còn mở nhóm giải đáp thắc mắc bài vở trên mạng. Tất cả những câu  hỏi của học trò đều được anh chỉ dạy tận tâm.

Một trong những đặc điểm nổi bật của thầy Hiếu được học trò nhớ mãi là phương pháp dạy học linh động, không lớp nào giống nào. Những tiết học của anh luôn hội tụ hai yếu tố - nghiêm khắc và hài hước.

Thầy Hiếu
Dạy học và gấp giấy origami là hai niềm đam mê lớn nhất của thầy Trung Hiếu. Ảnh: An Viên.
Trung Hiếu cho hay: “Hàng ngày, tôi vẫn soạn giáo án cho từng lớp, bởi trình độ và cách tiếp thu của các em khác nhau. Sau mỗi buổi, tôi đều ghi chú vào giáo án để điều chỉnh phương pháp dạy tốt hơn”.
 
 
 
 
 
 
 
 

Bên cạnh một nhà giáo nhiệt huyết, thầy Trung Hiếu còn trở thành chuyên gia tâm lý, được học trò tin tưởng.  

Trong quá trình giảng dạy của mình, Hiếu nhớ mãi câu chuyện của một học sinh hoàn cảnh khó khăn, không có tiền đóng học phí. Không để em “đứt gánh giữa chừng”, anh từng tự mình đi xin tài trợ từ những người bạn, học bổng của trường.

Gần 10 năm gắn bó với công tác giảng dạy, Trung Hiếu được học trò đặt biệt danh là “thầy giáo hot boy”. Ngoài sự nhiệt huyết, đam mê với nghề, thầy còn rất năng động trong các hoạt động của trường lớp.

"Thầy Hiếu rất vui tính. Những tiết học của thầy luôn được học trò chúng mình chờ đợi. Thầy là người thiết kế ra nhiều phương pháp dạy khác nhau, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. 

Mình đặc biệt ấn tượng bởi trí nhớ "siêu đẳng" của thầy. Gần 10 năm đứng lớp, thầy chẳng bao giờ quên học sinh. Dù trò có đi xa 7,8 năm về lại trường, thầy vẫn gọi tên và nhớ số thứ tự trong lớp. Thỉnh thoảng chúng mình họp lớp, người được các thành viên nhắc đến nhiều nhất chính là "thầy Hiếu hot boy".

Học trò Lê Trường An, lớp 12 A2 niên khóa 2010-2011, trường THPT Tây Thạnh, TP HCM

'Cô giáo Khánh' nổi tiếng cộng đồng mạng

Thường xuất hiện với tà áo dài và mái tóc ngắn ngang vai, Duy Khánh được mọi người ưu ái gọi là "cô giáo Khánh" nhờ vai diễn ấn tượng trong loạt clip gây chú ý trên mạng.

An Viên

Bạn có thể quan tâm