Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thầy giáo của những đề thi Vật lý hóm hỉnh

Thầy Đào Tuấn Đạt, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội luôn khiến học trò không nhịn được cười ngay trong phòng thi.

Thầy giáo của những đề thi độc

Vừa qua, một trích đoạn trong đề thi giữa kỳ môn Vật lý lớp 10 của trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) đã được rất nhiều người thích thú bởi cách ra đề độc đáo có chú chim Flappy Bird.

Tác giả của cách ra đề có một không hai này chính là thầy Đào Tuấn Đạt, giảng viên ĐH Bách khoa (Hà Nội), phụ trách chuyên môn trường THPT Anh-xtanh.

Thầy Đào Tuấn Đạt (ở giữa).

Không phải lần đầu tiên áp dụng cách ra đề mới lạ này, thầy Đạt từng được rất nhiều thế hệ học trò nhớ đến với bài kiểm tra xoay quanh câu chuyện Vịt Donal giải cứu công chúa.

Anh chia sẻ: "Mỗi lần xem đề Vật lý, tôi lại thấy điệp khúc quen thuộc và chán nản một vật đang chuyển động, một người đi xe đạp, một hành khách ngồi trên xe...  Tôi muốn thay đổi, để các em thấy khoa học gần gũi và sống động hơn". 

Đề thi xuất hiện Flappy Bird là một trong những "tác phẩm" anh tâm đắc nhất bởi toàn bộ bài kiểm tra này gồm hai phần trắc nghiệm (20 câu hỏi) và tự luận (3 cậu hỏi) đều được thiết kế rất sáng tạo. Bài kiểm tra này tập hợp hàng loạt nhân vật hoạt hình nổi tiếng, từng gắn liền với tuổi thơ của mỗi người như Tom, Mickey, Đôrêmon, Pokemon... 

Phần tự luận của đề thi.

Lý giải việc lựa chọn hình ảnh Flappy Bird, thầy Đạt cho biết: "Câu chuyện về chú chim này có thể còn nhiều bí ẩn. Nhưng chắc chắn thành công của Nguyễn Hà Đông phần lớn nhờ vào sự kiên nhẫn trong sáng tạo, chứ không phải kiên nhẫn trong ngu đần. Qua đó, tôi muốn các học sinh thực tâm học hỏi điều đó.

Người ta có thể mặc giống nhau, hát cùng một bài hát, chọn cùng một lối đi, nhưng có một điều có thể khác là suy nghĩ. Tôi hy vọng học sinh của mình phải có suy nghĩ riêng mới mong tìm ra một con chim mặt đần độc đáo như Hà Đông". 

Mong muốn tạo ra những câu chuyện hài hước, nên mỗi câu hỏi đều được thầy xây dựng rất khác lạ: “Tôi chọn các chi tiết tưởng chừng vô lý như lợn đi qua quán phở mà không sợ nguy hiểm; cửa hàng thời trang mang tên món ăn Hăm-bơ-gơ, Sói xám đi xe đạp điện… tự chế; hay việc ghi số liệu cần chính xác lại do một chú vẹt đảm nhận. Đó là những chi tiết vừa vui nhưng cũng thể hiện nghịch lý của khoa học và cuộc sống”.

Với sự sáng tạo, độc đáo này người ra đề muốn nhấn mạnh kiến thức không quan trọng bằng trí tưởng tượng, nên “Scoobydoo phóng một ngôi sao tới quả địa cầu bằng giấy zó, còn “Tarzan và Jane bay vào vũ trụ trong du thuyền không gian”, trong khi “cô tiên Tinker Bell vừa nghe bài Nơi ấy của Hà Okio, vừa ngắm nhìn cánh rừng thông trắng xóa tuyết trước lễ Noel”.

Ngoài ra, việc nhắc đến tháp cầu Cổng Vàng và Quả chuông của đồng hồ Big Ben còn gợi cho em học sinh nhớ đến những công trình kiến trúc và sáng tạo vĩ đại của lịch sử.

Không chỉ là bài kiểm tra

Mặc dù vui tính và gần gũi với học trò, nhưng trong suốt 10 năm đứng trên bục giảng, mỗi giờ dạy của thầy đều rất nghiêm túc. Anh quan niệm đào tạo con người phải có quy trình, thao tác logic, khoa khọc không thể  phán bừa, trong đó đạo đức phải là nền tảng.

Luôn tìm ra những cách khác lạ để áp dụng trong các câu hỏi, thầy giáo này mong muốn tạo cho học sinh tâm lý thoải mái ngay trong phòng thi. Đặc biệt hơn, ngoài việc kiểm tra kiến thức thông thường, những câu hỏi này còn ẩn chứa nhiều bài học cuộc sống giản dị, ý nghĩa. Đó sẽ là những kỷ niệm, dấu ấn riêng không thể nào quên đối với mỗi học trò khi nhớ đến thầy.

Một trong những đề thi độc đáo của thầy Đạt.

Thử sức qua nhiều ngành nghề khác nhau như viết báo, làm biên tập viên, nhưng anh Đạt vẫn muốn gắn bó với nghề giáo.

"Bởi những tấm bưu thiếp do học sinh tự thiết kế, vẽ nghuệch ngoạc trên giấy, phán họa chân dung mình giống mọi loài vật, hay bức thư bằng tiếng Anh hay như bài hát là những món quà ấn tượng khiến tôi không bao giờ quên. Đó là điều độc đáo giúp tôi luôn yêu mến nghề”, thầy Đạt tâm sự.

Flappy Bird xuất hiện trong đề thi Vật lý của teen Hà Nội

Chú chim trong trò chơi dành cho điện thoại di động từng khiến thế giới xôn xao đã được đưa vào một câu hỏi Vật lý thú vị.

An Hoàng

Bạn có thể quan tâm