Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thế hệ mất mát' xứ Hàn ngày càng bạo lực

Không tìm được việc làm dù tích cực ứng tuyển, nhiều thanh niên Hàn Quốc nảy sinh tâm lý tiêu cực, phá hoại của cải để giải tỏa phẫn uất.

Mối lo ngại về xu hướng bạo lực ở người trẻ Hàn Quốc đang gia tăng vì không tìm được việc làm. Họ được gọi là "thế hệ mất mát" - nhóm thanh niên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, Korea Bizwire đưa tin.

Ngày 7/1, bức tượng Đức mẹ Đồng trinh trong sân một nhà thờ tại Busan bị hư hỏng nặng nề ở phần tay và lưng, nghi do tác động bởi một khối đá lớn ném vào. 5 ngày sau, thủ phạm được xác nhận là một nam giới thất nghiệp ngoài 20 tuổi.

Theo điều tra ban đầu, người này thừa nhận hành vi phá hoại bức tượng vì căng thẳng, áp lực sau nhiều lần xin việc thất bại.

Trước đó, cuối năm 2020, một thanh niên thất nghiệp 27 tuổi cũng bị cảnh sát Seoul bắt giữ sau khi dùng vật nhọn mài vào 5 chiếc ô tô đỗ ven đường lúc nửa đêm. Khai nhận với cảnh sát, thủ phạm nói rằng áp lực sự nghiệp khiến anh nảy sinh ý nghĩ phá hoại.

the he mat mat han quoc anh 1

Nhiều người trẻ Hàn Quốc buộc phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vì không thể xin việc trong mùa dịch. Ảnh: Yonhap.

Theo Statistics Korea, tỷ lệ thất nghiệp thường niên ở nhóm 15-29 tuổi năm 2020 là 9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình là 4%. Tính đến cuối năm ngoái, số lượng người trẻ thất nghiệp kéo dài chạm mốc 1.223.000 người, tăng 213.000 người so với năm 2019.

Đặc biệt, thanh thiếu niên trong độ tuổi 20 là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất. Tỷ lệ người trẻ tham gia hoạt động kinh tế chỉ đạt 46,4%, giảm 1,4% so với năm 2019. Đáng nói, 415.000 người thuộc nhóm này mất đi việc làm, tăng lên 132.000 người chỉ trong 2 năm.

Không tìm được việc làm dù tích cực ứng tuyển, nhiều người trẻ Hàn Quốc nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, lâm vào tình cảnh rối loạn tâm lý.

Theo dữ liệu từ Dịch vụ Rà soát và Giám định Bảo hiểm Y tế, số lượng thanh niên ở độ tuổi 20 tới khám tại các phòng khám Đông y do rối loạn tâm thần vào năm 2020 là 1.477 người, tăng gấp đôi so với báo cáo cách đây 5 năm. Con số này ở độ tuổi 30 cũng tăng 50% so với cùng kỳ.

'Tôi không dám gọi mình là nhà nữ quyền ở Hàn Quốc'

Dù sống ở một đất nước phát triển, phụ nữ Hàn Quốc vẫn chịu nhiều thiệt thòi, ràng buộc về vai vế trong gia đình, xã hội.

Trang Minh (Theo Korea Bizwire)

Bạn có thể quan tâm