Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm một trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tại Đắk Lắk

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận một trường hợp mắc viêm não Nhật Bản. Đây là trường hợp mắc viêm não Nhật Bản thứ 4 của địa phương trong năm nay.

Muỗi Culex là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Ảnh: Science photo.

Bệnh nhi là Đ.B.T. (11 tuổi, Ea Rốc, Ea Súp, Đắk Lắk). Theo người nhà em T., từ ngày 16/11, trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu. Gia đình có cho em uống thuốc không rõ loại trong suốt 4 ngày.

Đến ngày 20/11, tình trạng bệnh vẫn không giảm, trẻ được đưa đi khám tại một phòng khám tư nhân, sau đó được hướng dẫn về nhà theo dõi.

Ba ngày sau, người nhà quyết định đưa em đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk). Tại đây, trẻ được chẩn đoán theo dõi viêm màng não/ theo dõi nhiễm trùng huyết. Đến ngày 27/11, bệnh nhi có kết quả xét nghiệm ELISA dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản.

Sau khi ghi nhận thông tin về trường hợp trường hợp trên, CDC Đắk Lắk đã nhanh chóng tiến hành điều tra, giám sát ca bệnh. Theo kết quả điều tra, trẻ đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản nhưng tiêm không đúng thời gian và chưa đủ mũi.

Bên cạnh đó, môi trường xung quanh nhà bệnh nhi có nước đọng và nhiều dụng cụ chứa nước, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi gây bệnh sinh trưởng, phát triển.

Điều tra vector truyền bệnh ghi nhận có sự hiện diện của muỗi Culex, là vector truyền bệnh Viêm não Nhật Bản B tại cộng đồng.

Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm não Nhật Bản tại địa phương, CDC đã nhanh chóng phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Ea Súp, Trạm Y tế xã Ea Rốc tiến hành xử lý môi trường xung quanh nhà bệnh nhân và phun hóa chất diệt muỗi.

Đồng thời, các cơ quan ban ngành cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn. Bệnh thường khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39-40 độ C hoặc hơn, đau đầu, đau bụng, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, hôn mê...

Bệnh viêm não Nhật Bản được truyền sang người qua trung gian muỗi đốt (chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus). Muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản (thường là từ lợn), đốt người và truyền virus sang cho người.

Bệnh Alzheimer không chỉ gây nên chứng sa sút trí tuệ, mất trí nhớ. Khi bước vào giai đoạn nặng hơn, trong tâm trí của người bệnh sẽ xuất hiện ảo giác, gây nên chứng hoang tưởng. Những lời khuyên của tác giả - bác sĩ Lee Kang Joon trong cuốn sách Cẩm nang chăm sóc người bị đãng trí sẽ giúp bạn đọc chăm sóc người thân bị chứng đãng trí một cách hiệu quả hơn.

Nhiều người lớn ở TP.HCM nhập viện vì bệnh sởi

Mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM điều trị cho khoảng 28-35 ca sởi là người lớn, hơn 30% bị suy hô hấp.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm