Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thị dân tương lai tái định hình lối sống trong ‘bình thường mới’

Đối mặt với đại dịch vô định, những công dân của tương lai, đặc biệt là người dân sống tại các thành phố lớn, cần điều chỉnh bản thân cho phù hợp với trạng thái “bình thường mới”.

binh thuong moi anh 1

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, SARS-CoV-2 đến nay đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân các nước, đặc biệt là cuộc sống của người dân ở nơi đô thị đông đúc.

Trong lúc trạng thái “bình thường mới” đang thành hình, một câu hỏi dần nổi lên: Người dân cần chuẩn bị những gì để thích nghi và phát triển trong tương lai sống chung với đại dịch.

Tại châu Á, nơi đầu tiên tìm được câu trả lời cho vấn đề trên có lẽ là Singapore vì đây là quốc gia đầu tiên tại châu lục này từ bỏ “Zero Covid-19” để chuyển sang “Sống chung với Covid”, theo Economist.

Thích ứng với “bình thường mới”

Khi đại dịch quét qua nhiều nơi trên thế giới, những khu văn phòng phải vội vàng đóng cửa, dòng khách du lịch "bốc hơi", đường phố khu trung tâm cũng không còn nhộn nhịp như trước đại dịch.

Trong thời gian phong tỏa, các thành phố lớn đều mất đi sự sôi động hàng ngày, kể cả những địa điểm trước kia luôn tấp nập đón khách. Bảo tàng Louvre tại Paris đứng một mình trong sự yên ắng, Công viên Quốc gia National Mall của Washington D.C. bị bỏ không.

Vắng khách, nhà hàng, cửa tiệm và các hoạt động kinh doanh khác phải chật vật chống chọi. Cuộc sống thường nhật của người dân cũng đã và đang chịu ảnh hưởng từ các biện pháp chống dịch.

binh thuong moi anh 2

Một góc của bảo tàng Lourve gần như không có bóng người vào năm 2020. Ảnh: AFP.

Năm 2020, người dân thành phố Buenos Aires của Argentina lập kỷ lục khi trải qua 234 ngày liên tục sống dưới lệnh phong tỏa. Tới tháng 10/2021, kỷ lục này bị phá vỡ với việc người dân Melbourne (Australia) sống tổng cộng 262 ngày dưới lệnh phong tỏa được chia làm 6 đợt, theo Reuters.

Tương tự, người dân Singapore cũng chịu ảnh hưởng do các biện pháp chống dịch nhưng cuộc sống của họ không bị gián đoạn quá lâu. Các biện pháp y tế cùng truy vết quyết liệt đã giúp đảo quốc sư tử tránh phải áp dụng thêm lệnh phong tỏa sau khi giai đoạn giãn cách xã hội nghiêm ngặt (còn gọi là “ngắt cầu dao” - circuit breaker) kết thúc vào tháng 6/2020.

Sau một thời gian, trạng thái “bình thường mới” với nhiều yếu tố bất định và luôn thay đổi đã dần xuất hiện. Mạng Internet trở thành lớp học và nơi làm việc, quy định chống dịch như khẩu trang và giãn cách trở thành thông lệ mới, ngày càng nhiều sự kiện được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến…

Việc học của học sinh, sinh viên cũng bị ảnh hưởng khi gần như mọi nước trên thế giới đều đóng cửa trường học, ít nhất là trong hai tháng đầu đại dịch, để ngăn chặn lây nhiễm, theo UNESCO. Nhiều quốc gia đã lần lượt mở cửa lại trường học với mức độ thành công khác nhau.

Singapore là một trong những nước đầu tiên đưa sinh viên trở lại đại học với các biện pháp hạn chế để đảm bảo an toàn, như giới hạn số người được ngồi tại căng-tin và yêu cầu các em báo cáo thân nhiệt nhiều lần mỗi ngày. Kết quả là từ đầu đại dịch cho tới tháng 1/2021, ba đại học lớn của Singapore không ghi nhận ca mắc cộng đồng.

Hai năm đại dịch đã trôi qua, nhiều nhà khoa học đều nhất trí rằng Covid-19 có thể sẽ không bao giờ bị triệt tiêu hoàn toàn, nhất là với tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu không đồng đều và sự xuất hiện của các biến chủng dễ lây lan như Delta và mới nhất là Omicron.

Với quan điểm nói trên, xu hướng của phần đông thế giới lúc này là sống chung an toàn với Covid-19. Để chuẩn bị cho xu thế này, người dân các nước, nhất là người sống tại đô thị lớn, cần thích ứng với thay đổi trong “bình thường mới”, thông qua thay đổi cách làm việc, sống và kết nối với người khác.

binh thuong moi anh 3

Học sinh trung học đeo khẩu trang hát quốc ca tại Singapore vào tháng 6/2020. Ảnh: Reuters.

Hành trang của công dân tương lai

Trong thế giới mới, người dân các nước, đặc biệt ở những đô thị đông người, sẽ phải làm quen với những thành tố trong công tác chống dịch.

Tinh thần “trách nhiệm cá nhân”, biết lắng nghe hướng dẫn từ nhà chức trách và phối hợp để đảm bảo lợi ích y tế chung sẽ đem lại giá trị lớn trong cuộc chiến chống dịch, nhất là khi biến chủng mới Omicron đang quét qua thế giới.

Một trong những ví dụ tốt thể hiện sự phối hợp giữa công dân và chính quyền là ở Singapore. Chẳng hạn, hồi tháng 10/2021, người dân đảo quốc sư tử đã thực hiện 3 “chiếc phanh” - còn gọi là 3 chốt chặn an toàn - mà chính phủ đưa ra để kiểm soát tốc độ lây nhiễm Covid-19, gồm biện pháp quản lý an toàn, tiêm chủng và kiểm soát biên giới.

Từ góc độ chốt chặn thứ nhất, người dân đảo quốc sư tử luôn cập nhật các chính sách chống dịch mới nhất, vốn do chính phủ đưa ra dựa trên tình hình thực tế. Họ làm quen với các công nghệ được ứng dụng trong công tác phòng dịch, như quét mã QR trên điện thoại để check-in mỗi khi ra vào địa điểm công cộng.

Chốt chặn thứ hai - tiêm chủng - cũng nhận được sự hưởng ứng cao độ từ người dân Singapore, thể hiện qua tỷ lệ tiêm chủng đi đầu thế giới và khu vực. Tới nay, 88% dân số đã tiêm ít nhất một mũi, và tỷ lệ tiêm chủng đủ hai liều của dân số đủ điều kiện là 91%, tính tới ngày 3/1, theo Straits Times.

Trước đại dịch bất định và luôn thường trực nguy cơ biến chủng mới làm giảm hiệu quả vaccine, mũi tiêm nhắc lại là một vũ khí then chốt. Ở phương diện này, người dân Singapore một lần nữa thể hiện tinh thần trách nhiệm cá nhân.

binh thuong moi anh 4

Người dân Singapore đã hình thành thói quen quét mã truy vết trước khi vào các địa điểm công cộng. Ảnh: Straits Times.

Kể từ tháng 10/2021, số người tiêm mũi 3 ở Singapore đã tăng dần với tốc độ đều đặn. Tính tới ngày 3/1, 42% người dân trên đảo quốc đã tiêm mũi nhắc lại. Độ phủ tiêm chủng cao thể hiện sự tin tưởng của người dân với chính phủ.

Cuối cùng, là công dân của một trung tâm tài chính - thương mại quốc tế như Singapore, người dân ở đây còn luôn để ý tới chốt chặn thứ 3, đó là các chính sách kiểm soát biên giới của chính phủ. Những chuyến du lịch hoặc công tác vì thế được người dân cân nhắc kỹ lưỡng để lên kế hoạch di chuyển linh hoạt và đảm bảo an toàn.

Với sự tuân thủ của người dân, Singapore đã đạt được các kết quả tích cực. Đảo quốc sư tử đã bắt đầu thấy được những “tín hiệu đáng khích lệ” trong hành trình sống chung với Covid-19, Thủ tướng Lý Hiển Long nói ngày 13/12/2021, theo Channel NewsAsia.

“Sự gia tăng ca mắc trong 3 tháng qua đang giảm dần. Chúng ta đã bảo vệ được hệ thống y tế và giữ cho số ca tử vong ở mức thấp”, Thủ tướng Lý cho biết.

Ví dụ của Singapore đã cho thấy lợi ích có được khi người dân tích cực lắng nghe hướng dẫn của chính phủ và có biện pháp chủ động bảo vệ bản thân.

Những thị dân sống trong đại dịch bất định sẽ giống như người dân Singapore: Luôn chuẩn bị tinh thần cho sự gián đoạn và các biện pháp hạn chế chống dịch, đi khám sớm, kiểm tra chế độ bảo hiểm và làm quen với cuộc sống số.

Chiến thuật mới của Singapore để ứng phó biến chủng Omicron

Bộ Y tế Singapore cho biết quốc gia này đang điều chỉnh chính sách để kiểm soát biến chủng Omicron, bao gồm các quy định cách ly và yêu cầu tiêm chủng.

Vì sao Singapore vẫn tự tin mở cửa?

Nhờ kiên nhẫn trong tiến trình thoát khỏi đại dịch, Singapore vẫn tự tin tiếp tục kế hoạch sống chung, cùng lúc chuẩn bị ứng phó với kịch bản làn sóng lây nhiễm biến chủng Omicron.

Tiem nang 25 ty USD cua thit nhan tao hinh anh

Tiềm năng 25 tỷ USD của thịt nhân tạo

0

Chính phủ Mỹ đã cấp những giấy phép đầu tiên cho 2 doanh nghiệp bán thịt gà được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới làm điều này.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm