Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thí nghiệm lớn để biến AI thành 'nhà báo'

Website công nghệ CNET đã khiến truyền thông phải chú ý khi xuất bản những bài báo hoàn toàn sử dụng trí tuệ nhân tạo. Song, quá trình này đã tồn tại nhiều lỗ hổng.

tri tue nhan tao anh 1

Khi người dùng Internet tuần trước phát hiện website công nghệ CNET đã âm thầm xuất bản hàng chục bài báo hoàn toàn được viết bởi trí tuệ nhân tạo (AI), đơn vị này đã thừa nhận đó là sự thật, song khẳng định đây chỉ là một thử nghiệm.

Vào hôm 17/1, CNET đã phải thêm các thông báo chỉnh sửa với các bài báo do AI viết ra, sau khi một website công nghệ Futurism cho biết một số bài báo chứa các lỗi “rất ngớ ngẩn”.

Một bài báo do AI viết về lãi kép đã nói sai về khoản tiền gửi 10.000 USD với lãi suất 3%/năm, sau một năm sẽ thu về 10.300 USD. Trên thực tế mức lãi như vậy chỉ thu được 300 USD.

Hơn nữa, CNET và ấn phẩm “chị em” của nó là Bankrate, website cũng xuất bản các bài báo do AI viết, đã tiết lộ những lo ngại về độ chính xác của hàng chục bài báo tự động mà họ xuất bản từ tháng 11/2022, theo Washington Post.

Ý định lớn

Lâu nay, AI không ngừng được phát triển với việc nhận dạng khuôn mặt, giới thiệu phim, hay tự động hoàn chỉnh câu chữ.

Tuy nhiên, việc CNET có ý tưởng dùng AI để sản xuất những bài báo hoàn chỉnh cũng khiến một số phóng viên lo lắng, tương tự với những lo lắng về việc công nghệ có thể dần thay thế người lao động.

Điều dễ thấy nhất là các ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra các bài viết mà không cần ăn trưa, nghỉ ngơi hay thậm chí đình công.

Tuần trước, các bài báo do AI xuất bản trên CNET vẫn được website này đề tên tác giả là "Đội ngũ CNET Money". Chỉ khi bị nhiều người phát hiện những lỗi sai, công ty này mới đính chính thành "CNET Money", và thêm dòng chú thích "bài viết được hỗ trợ bởi công nghệ AI", cùng dòng chữ "đã được biên tập và kiểm tra tính xác thực bởi đội ngũ biên tập viên", theo Futurism.

tri tue nhan tao anh 2

Một bài viết trên CNET, với dòng ghi chú thông tin rằng được hỗ trợ bởi công nghệ AI. Ảnh: CNET.

Hany Farid, giáo sư kỹ thuật điện và khoa học máy tính tại Đại học California, nói rằng những lỗi biên tập của AI cho thấy những biên tập viên đã mất cảnh giác và chủ quan khi kiểm tra lỗi với các bài từ AI, so với kiểm tra các bài viết của một nhà báo.

Những ứng dụng đi trước

Trước cuộc thử nghiệm lớn của CNET, một số tổ chức truyền thông khác đã ứng dụng tự động hóa để hỗ trợ công việc. Hãng tin AP đã bắt đầu sử dụng AI vào năm 2014 cho các đề tài về thu nhập, hay dùng công nghệ hỗ trợ tóm tắt bản tin thể thao.

Tuy vậy, việc ứng dụng AI của AP tương đối thô sơ, khi cơ bản là chèn thông tin mới vào các định dạng có sẵn, so với việc để AI tự động xuất bản một bài báo như CNET.

Với báo Financial Times, công ty này dùng robot để đánh giá liệu các bài của họ có trích dẫn quá nhiều nguồn là nam giới hay không.

Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế cũng đã dùng AI để quét hàng triệu tài liệu pháp lý và tài chính, để xác định có chi tiết nào cần được phóng viên theo dõi kỹ hơn hay không.

Vẫn còn một chặng đường dài

Bên cạnh một số lỗi còn tồn đọng, các bài báo do AI viết cũng bộc lộ một số vấn đề thực tiễn và đạo đức.

Một điểm chú ý là vấn đề đạo văn. Cây viết Alex Kantrowitz tuần trước đã thấy một bài viết trên Substack của tác giả tên Petra chứa các cụm từ và câu được ông sử dụng trong một bài viết được đăng 2 ngày trước đó.

Ông Kantrowitz về sau phát hiện ra Petra đã dùng chương trình AI để lấy lại nội dung từ những nguồn khác.

tri tue nhan tao anh 3

Trí tuệ nhân tạo (AI) dần được ứng dụng trong các công việc yêu cầu sự sáng tạo. Ảnh: Engadget.

Việc triển khai công nghệ này xuất hiện trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc lạm dụng các công cụ AI. Nhiều khả năng của công nghệ đã buộc một số trường học phải cân nhắc cấm học sinh sử dụng các công nghệ này, khi có thể gian lận bài kiểm tra và bài về nhà.

Trong tuyên bố tuần trước, Connie Guglielmo, biên tập viên của CNET, nói rằng việc sử dụng AI trên website là “một thử nghiệm”, không dùng nhằm thay thế các phóng viên, mà để hỗ trợ công việc của họ.

“Mục tiêu là để xem liệu công nghệ có thể giúp đội ngũ phóng viên và biên tập viên của chúng tôi có thể hoàn thành công việc của họ, và đưa tin về các chủ đề từ góc nhìn 360 độ hay không”, bà nói.

Bankrate và CNET hôm 17/1 đã tuyên bố đang xem xét lại các ấn phẩm do AI hỗ trợ để khắc phục lỗi để “đảm bảo không có những lỗi sai trong quá trình biên tập".

Sau cùng, các chương trình AI sẽ tập hợp các nguồn bài báo thông qua chọn lọc hàng tấn thông tin có sẵn, song không tự đưa ra những phát hiện hay báo cáo mới nào.

"Những công cụ này không thể ra ngoài để làm báo cáo hay đặt câu hỏi", Matt MacVey, trưởng dự án AI tại NYC Media Lab thuộc Đại học New York, cho biết.

Với những nhà báo, những lo lắng tập trung vào vấn đề là việc làm trong các cơ quan truyền thông vốn dần thu hẹp trong nhiều thập niên, và máy móc có thể đẩy nhanh quá trình này.

"Sự khác biệt bây giờ là tự động hóa không chỉ can thiệp vào các công việc thủ công, mà còn là những công việc mang tính sáng tạo, vốn được cho là ngoài tầm với", giáo sư Hany Farid nói.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Trung Quốc dùng AI và công nghệ in 3D xây đập thủy điện cao 180 m

Công trình thủy điện trên cao nguyên Tây Tạng đang được Trung Quốc xây dựng bằng công nghệ in 3D, do trí tuệ nhân tạo vận hành.

Ông Byron Donalds là ai?

Một nhóm đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã bầu nghị sĩ Byron Donalds (Florida) cho vị trí chủ tịch vào hôm 4/1, thay vì ủng hộ ông Kevin McCarthy.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm