Theo dự thảo nghị định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ, cơ chế tự chủ sẽ áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, kéo theo học phí đồng loạt tăng. Trước dự thảo này, lãnh đạo các trường đại học đều bày tỏ quan điểm ủng hộ và cho rằng đây là con đường để nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc tăng học phí giúp trường có nguồn tiền để đầu tư cho điều kiện học tập, tăng chất lượng đào tạo, khi đó sẽ có tác động ngược trở lại người học. Học phí cũng buộc người học cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn trường, ngành.
Lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và nhập học tại ĐH Đại Nam năm nay tăng cao. |
Nhiều phụ huynh và thí sinh thường cho rằng trường công lập danh giá hơn trường tư thục, học phí cũng rẻ hơn nên muốn học tại đây. Tuy nhiên thực tế cho thấy chất lượng đào tạo tại nhiều trường công - tư là ngang nhau, thậm chí một số trường ngoài công lập còn tốt hơn.
Ngoài ra, học phí của trường công tăng hàng năm, kèm theo các khoản phụ phí là một trong những lý do khiến phụ huynh và học sinh có xu hướng chuyển sang trường ngoài công lập có uy tín.
Trao đổi về vấn đề này, ThS. Nguyễn Việt Anh - Phó hiệu trưởng ĐH Đại Nam cho biết hiện tượng thí sinh phân biệt giữa trường công và trường tư vẫn còn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa trường công và trường tư đang mờ dần. Trước kia, trường công có lợi thế bởi học phí tương đối thấp nhưng khi được giao tự chủ, một số trường có học phí còn cao hơn cả trường tư.
ThS. Nguyễn Việt Anh - Phó hiệu trưởng ĐH Đại Nam. |
Trong mùa tuyển sinh năm nay, tỷ lệ nguyện vọng thí sinh đăng ký vào nhiều trường đại học ngoài công lập gia tăng. Đơn cử trong những ngày đầu nhập học tại ĐH Đại Nam, số nguyện vọng đăng ký tăng đột biến, cao gấp hơn 2 lần so với năm 2017. Thậm chí, nhiều thí sinh chọn trường này theo nguyện vọng đầu tiên thay vì đăng ký vào các trường công lập.
Ngoài nguyên nhân học phí, nhận thức của phụ huynh và học sinh về trường công - tư cũng đang dần thay đổi. Chất lượng đầu ra đang là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn trường. Theo báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo của ĐH Đại Nam, hơn 90% sinh viên trường này có việc làm sau tốt nghiệp.
Phụ huynh và thí sinh đến làm thủ tục nhập học tại ĐH Đại Nam. |
Bên cạnh đó, trường ứng dụng mô hình đại học thực hành, với hàng loạt cơ sở thực hành phục vụ các chuyên ngành được mở ra như nhà thuốc thực hành cho sinh viên khoa Dược, khách sạn thực hành cho sinh viên khoa Du lịch, tăng cường liên kết các đơn vị việc làm như MyWork… Đây cũng là một trong những lý do khiến phụ huynh và học sinh quan tâm đến các ngành học của trường.
Những con số tăng đột biến, sự thay đổi nhận thức của xã hội với trường công - tư sẽ là động lực để các trường ngoài công lập tiếp tục nâng cao chất lượng, tạo bước chuyển mình trong giáo dục đại học tại Việt Nam.