Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thí sinh lúng túng trong ngày đầu làm hồ sơ xét tuyển

"Em khá lúng túng khi làm hồ sơ như viết tên của mình bằng chữ thường hay hoa? Phong bì có dán tem không? Thông tin cá nhân ghi trong hay ngoài phong bì?", một thí sinh nói.

Sáng nay (1/8), thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. 

Tại Đại học Thương mại (Hà Nội), sáng nay, khoảng 100 thí sinh đến đăng ký làm hồ sơ xét tuyển. Em Lê Thị Thanh Vân đi xe đạp điện từ ngoại thành Hà Nội đến trường nộp hồ sơ vào khoa Quản trị Du lịch và Lữ hành. 

Thanh Vân cho biết: "Em khá lúng túng khi làm hồ sơ như viết tên của mình bằng chữ thường hay hoa? Phong bì có dán tem không? Thông tin cá nhân ghi trong hay ngoài phong bì?".

Thanh Vân mua Phiếu đăng ký xét tuyển đại học trị giá 5.000 đồng. Tuy nhiên, thí sinh phải dùng Phiếu đăng ký xét tuyển của nhà trường (có đăng tải trên website). Phiếu này được phát miễn phí.

Thí sinh nên nộp hồ sơ xét tuyển đại học lúc nào?

Chuyên gia tư vấn Phạm Mạnh Hà gợi ý thí sinh có thể nộp hồ sơ sau 3, 4 ngày kể từ 1/8. Điều này giúp các em có hình dung chung về lượng thí sinh xét tuyển vào trường.

Em Hòa Minh Hòa (Phú Thọ) cho biết: “Hầu hết thí sinh đều thắc mắc vỏ ngoài hồ sơ mua ở đâu? Thực ra vỏ ngoài hồ sơ không quan trọng, các bạn có thể mua ở tiệm tạp hóa để bảo vệ cho ruột hồ sơ của mình, nhất là với thí sinh gửi theo đường bưu điện. Còn với thí sinh nộp trực tiếp tại trường, các bạn chỉ cần mang giấy tờ quan trọng, nhà trường sẽ tiếp nhận thông tin và cho vào phần mềm hệ thống”.

Tại Đại học Thương mại, thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển, cán bộ phòng Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra, yêu cầu sửa đổi thông tin sai, bổ sung thông tin thiếu. Sau khi nộp lệ phí 30.000 đồng/lượt, học sinh nhận biên lai chứng nhận.

Minh Hòa cũng là một trong những thí sinh nộp hồ sơ NV1 sớm với mong muốn có cơ hội trúng tuyển cao.

1
Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển NV1. Ảnh: Quyên Quyên.

Theo khảo sát của Zing.vn, nhiều thí sinh đến từ Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên… đi hàng trăm km đến Hà Nội trực tiếp nộp hồ sơ tại các trường đại học. 

Ông Bùi Quang Vinh (Nho Quan, Ninh Bình) cho biết: “Tôi đi nộp hồ sơ cho con gái. Hôm qua, cháu tải phiếu Đăng ký xét tuyển trên mạng, có cả dấu của Sở GD&ĐT, nhưng đến đây nhà trường không chấp nhận. Mắt hơi kém nên tôi viết đến hai lần vẫn bị sai phiếu xét tuyển. Tôi phải nhờ các cháu học sinh khác viết giúp”.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, hồ sơ xét tuyển gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ 4 ngành của một trường, xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4; bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi phù hợp đợt xét tuyển (có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi) và một phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ tên, địa chỉ của thí sinh.

Tại Đại học Kinh tế Quốc dân, khoảng 200 thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển NV1.

TS Nguyễn Quang Dong - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Trong ngày đầu tiên, rất ít thí sinh đến nộp dự xét tuyển, chủ yếu các thí sinh ở Hà Nội". 

"Chúng tôi dự kiến trong 2-3 ngày tới sẽ là đợt cao điểm thí sinh nộp hồ sơ. Đối với các ngành 'hot', thí sinh đạt 24-26 điểm có cơ hội trúng tuyển cao. Những thí sinh có 18 điểm vẫn có thể đỗ vào các ngành khác của trường", ông Dong nói.

Tại Học viện Ngân hàng, khoảng 300 thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển trong ngày đầu tiên. Trường bố trí 3 bàn tình nguyện viên phát phiếu đăng ký, kiểm tra hồ sơ và hỗ trợ các em nếu gặp khó khăn, cung cấp tem, thư cho một số người bị thiếu. Phía trong là các bàn nhận hồ sơ đăng ký và tư vấn ngành học.

1
Thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ xét tuyển tại phòng Quản lý Đào tạo, Đại học Thương mại. Ảnh: Quyên Quyên.

Đại học Thủy lợi có hẳn một tài khoản để tư vấn xét tuyển cho thí sinh. Từ ngày 1/8, trường dành hội trường để tiếp nhận thí sinh đến nộp hồ sơ và tư vấn chọn nguyện vọng cho thí sinh.

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết, sáng 1/8, hàng nghìn thí sinh và người nhà đến trường, nhưng chủ yếu để nghe tư vấn tại chỗ. 300-400 thí sinh nộp hồ sơ. 

Cũng trong sáng 1/8, phòng tuyển sinh của trường chỉ ghi nhận một vài trường hợp quên đăng ký đối tượng ưu tiên. Nhà trường đã nhanh chóng cho các em này ghi thông tin vào một tờ đăng ký bổ sung để tổng hợp lại rồi điều chỉnh cho chính xác. 

Thời gian cho các đợt xét tuyển:

- Xét tuyển nguyện vọng 1: Từ ngày 1 đến 20/8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8).

- Xét tuyển NV bổ sung đợt 1: Từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9).

- Xét tuyển NV bổ sung đợt 2: Từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10/10).

- Xét tuyển NV bổ sung đợt 3: Từ ngày 10 đến hết ngày 25/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10).

- Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): Từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11).

Cơ hội trúng tuyển từ đợt xét tuyển đầu

Từ hôm nay, 1/8, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển đại học. Bộ GD&ĐT vừa đưa ra một số lưu ý đối với học sinh khi đăng ký xét tuyển vào các trường.

Mua hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng ở đâu?

Ngày 1/8, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 vào đại học, cao đẳng. Nhiều bạn thắc mắc không biết mua hồ sơ ở đâu?

Quyên Quyên - Lê Phan

Bạn có thể quan tâm