Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thí sinh nhỏ tuổi nhất kỳ thi đại học 2024 của Trung Quốc

Khi chỉ mới 12 tuổi, Lưu Nghiêu đã cùng các anh chị lớp 12 tham gia gaokao - kỳ thi được đánh giá là khốc liệt bậc nhất tại đất nước tỷ dân.

Lưu Nghiêu đã trúng tuyển đại học từ sớm nên cần thi gaokao để đủ điều kiện nhập học. Ảnh: The Paper.

Kỳ thi tuyển sinh đại học tại Trung Quốc vừa diễn ra vào đầu tháng 6 vừa qua. Trong số hơn 13 triệu thí sinh của năm 2024, thí sinh Lưu Nghiêu khiến truyền thông nước này chú ý vì mới chỉ 12 tuổi, là học sinh trường Thực nghiệm Thượng Hải tại TP Thượng Hải.

Trước khi thi gaokao, Lưu Nghiêu đã trúng tuyển sớm vào "lớp thiếu niên" của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Ngoài nam sinh 12 tuổi này, một học sinh lớp 10 và 3 học sinh lớp 11 khác của trường Thực nghiệm Thượng Hải cũng nhận được cơ hội tương tự. Nếu điểm thi gaokao đạt ngưỡng yêu cầu đầu vào do nhà trường đề ra, các em sẽ chính thức đậu đại học, theo The Paper.

Không áp lực vì đã trúng tuyển sớm

"Lớp thiếu niên" là tên viết tắt của "lớp thiếu niên thí điểm đổi mới của của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc", được tuyển sinh lần đầu tiên vào năm 1978.

Do tuyển sinh những học sinh nhỏ tuổi, những đứa trẻ trúng tuyển lớp thiếu niên tại trường này thường được gọi là thần đồng, thiên tài và được dư luận kỳ vọng sẽ trở thành tương lai vững chắc cho đất nước.

de thi gaokao 2024 anh 1

Lưu Nghiêu trong kỳ thi đại học vào đầu tháng 6 vừa qua, em là thí sinh nhỏ tuổi nhất tham gia đợt thi này. Ảnh: The Paper.

Theo thông tin do nhà trường công bố, trường tuyển sinh 2 lớp dành cho 2 đối tượng. Trong đó, một lớp dành cho học sinh sinh từ ngày 1/1/2028 trở đi và lớp còn lại dành cho thí sinh có ngày sinh từ 1/1/2007.

Ngoài ra, trường vẫn tuyển một số trường hợp đặc biệt, nhỏ tuổi hơn, và Lưu Nghiêu là một trong số đó.

Để trúng tuyển lớp thiếu niên của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, thí sinh phải trải qua 3 vòng thi. Dù chỉ mới 12 tuổi, Lưu Nghiêu không hề lo lắng với kỳ thi khắt khe này.

Nam sinh đánh giá độ khó đề thi môn Toán, Vật lý dành cho thí sinh thi vào lớp thiêu niên còn không khó bằng đề thi cấp quốc gia của học sinh trung học.

Vòng thi đầu tiên, nam sinh đạt 136,5 điểm và tự đánh giá là "không cao lắm". Nhưng đến vòng thi thứ hai và thứ ba, em lấy lại tự tin, đạt điểm 360 điểm cho 3 vòng thi. Tại trường này, thí sinh đạt 305 điểm trở lên là có thể đậu lớp thiếu niên.

Sau khi đậu kỳ thi riêng của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Lưu Nghiêu cùng những thí sinh khác "không phải học sinh cuối cấp" đủ điều kiện dự thi gaokao.

Nhìn lại 3 ngày tham gia thi tuyển sinh đại học, cậu bé 12 tuổi cảm thấy mọi chuyện diễn ra bình thường, không căng thẳng vì vốn em đã trúng tuyển sớm.

Những học sinh khác cũng nói rằng kỳ thi lần này chỉ là thử sức. Nếu không đậu gaokao, các em sẽ coi đây là trải nghiệm để lấy kinh nghiệm cho kỳ thi chính thức vào năm 2025.

Chưa quyết định ngành ở đại học

Trong mắt mẹ của Lưu Nghiêu, em là đứa trẻ thông minh, có thiên phú và chưa bao giờ khiến cha mẹ phải phiền lòng.

Ở độ tuổi này, nhiều đứa trẻ phải có cha mẹ kèm cặp để làm bài tập nhưng Lưu Nghiêu lại rất tự giác và có khả năng tập trung cao độ. Mỗi tối, em đều tự mình hoàn thành tất cả bài về nhà.

de thi gaokao 2024 anh 2

Dù còn nhỏ tuổi, Lưu Nghiêu rất thích học và luôn tự giác học, không cần người lớn đốc thúc hay hỗ trợ. Ảnh: The Paper.

Khi được hỏi làm thế nào để đối phó với áp lực, Lưu Nghiêu cho biết ngoài việc tự học, em duy trì thêm sở thích đọc tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Chính sở thích này giúp em giải tỏa mọi căng thẳng.

Về việc đăng ký lớp thiếu niên của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Lưu Nghiêu cho biết em biết đến lớp học này thông qua lời giới thiệu của mẹ.

Còn về lý do quyết định đăng ký thi, nam sinh hài hước nói rằng lý do lớn nhất chính là không phải trải qua 3 năm trung học.

Chia sẻ với The Paper, Lưu Nghiêu cho biết về cơ bản, em đã nắm vững kiến thức toán học và tiếng Anh ở bậc trung học. Về phần tiếng Trung, nam sinh tự đánh giá em không giỏi bằng hai môn còn lại nhưng điều đó không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển và học tập của em ở bậc đại học.

Nói về kế hoạch tương lai, cậu bé 12 tuổi cho biết em vẫn chưa quyết định. Ở thời điểm hiện tại, em chủ yếu quan tâm lĩnh vực toán học và vật lý nên còn phân vân. May mắn là Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc chưa yêu cầu chọn chuyên ngành trong năm đầu tiên.

Thời gian tới, nếu điểm gaokao của Lưu Nghiêu đủ ngưỡng yêu cầu do nhà trường đặt ra, gia đình em sẽ chuyển từ Thượng Hải về Hợp Phì để tiện chăm sóc con. Nhìn chung, nam sinh sẽ không quá lo lắng về thời gian học đại học vì em luôn có gia đình ở cạnh hỗ trợ.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Bi kịch của nam sinh được ví là thần đồng, đỗ đại học top đầu châu Á

Nam sinh không hề có tiếng nói trong việc lựa chọn chuyên ngành đại học. Được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, Đỗ Thanh Vân đã bỏ dở năm 3 Đại học Bắc Kinh và về quê sinh sống.

Thái An

Bạn có thể quan tâm