Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi, thí sinh có khoảng 10 ngày để làm đơn phúc khảo bài làm (11/7-20/7). Các em cũng có 3 ngày để “thử” điều chỉnh nguyện vọng vào đại học theo hình thức đăng ký trực tuyến (13/7-15/7) trước khi bước vào thời gian chính thức thay đổi nguyện vọng từ 19/7 đến 26/7.
Nhiều thí sinh đã chủ động sử dụng phương án xét tuyển bằng học bạ để có thể tăng cơ hội vào đại học. Thực tế, trước thời điểm diễn ra kỳ thi THPT quốc gia, nhiều thí sinh đã cầm chắc tấm vé vào đại học bằng hình thức xét tuyển này.
Thí sinh chuẩn bị nhiều phương án khác nhau để vào đại học. |
Em Nguyễn Thị Thanh Thảo (TP.HCM) cho biết: “Em đã nộp hồ sơ xét truyển học bạ ngành ngôn ngữ Anh vào trường Đại học Văn Hiến. Nhờ tính đến phương án này mà em cảm thấy tự tin, giảm áp lực trong kỳ thi vừa qua”.
Đây là năm thứ hai Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường cao đẳng, đại học trong cả nước sử dụng 2 phương thức tuyển sinh đầu vào: dựa trên kết quả thi THPT quốc gia và điểm học bạ.
Với phương thức xét tuyển học bạ cấp 3, thí sinh có cơ hội vào đại học cao hơn nhờ tổ hợp môn xét tuyển linh động. Những thí sinh có kết quả học tập ổn định cùng hạnh kiểm tốt ở bậc THPT đều có khả năng trúng tuyển cao.
Thạc sĩ Lê Sĩ Hải - Giám đốc điều hành trường Đại học Văn Hiến (TP.HCM) cho biết: “Xét tuyển học bạ là phương án khả thi và vừa sức đối với hầu hết thí sinh”.
Nộp hồ sơ xét tuyển học bạ là phương án khả thi để tăng khả năng vào đại học cho thí sinh. |
Thạc sĩ Lê Sĩ Hải nhấn mạnh, tuy đỗ đại học bằng cách xét học bạ nhưng các em vẫn được học cùng chương trình đào tạo và tốt nghiệp như thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia.
Tại Đại học Văn Hiến, thí sinh đỗ đại học theo 2 phương thức đều có quyền lợi và nghĩa vụ học tập như nhau. Chương trình học, chính sách học bổng và miễn giảm học phí cho sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học là tương tự nhau.
Đối với hình thức xét tuyển học bạ THPT, thí sinh chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn xin xét tuyển. Thí sinh có nguyện vọng xét tuyển học bạ vào Đại học Văn Hiến có thể lên website trường để tải mẫu đơn và điền đầy đủ thông tin.
- Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
- Bản sao học bạ THPT.
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Thí sinh cần theo dõi các đợt xét tuyển học bạ để không bỏ lỡ cơ hội vào đại học. |
Ngoài ra, thí sinh cần chuẩn bị thêm 2 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thí sinh cần theo dõi các đợt xét tuyển học bạ (thời gian, địa điểm nhận hồ sơ) đăng tải trên website trường.
Tại Đại học Văn Hiến, toàn bộ thông tin liên quan đến kỳ thi và các phương thức tuyển sinh đều được đăng tải trên website. Bên cạnh đó, đường dây nóng 18001568 miễn phí cước gọi cũng được thành lập nhằm giúp thí sinh kiểm tra thông tin liên quan đến hồ sơ xét tuyển và hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho các em.
Trong mùa tuyển sinh 2018, Đại học Văn Hiến sử dụng 3 hình thức xét tuyển học bạ: 1) điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) cộng điểm ưu tiên đạt từ 18 điểm; 2) điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 2 học kỳ (lớp 12) cộng điểm ưu tiên đạt từ 18 điểm. Cuối cùng, điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 điểm trở lên.
Thời gian xét tuyển học bạ đợt 3 từ 26/7 đến hết 4/8. Tuy nhiên, theo tình hình thực tế, các trường xét tuyển học bạ nói chung và Đại học Văn Hiến nói riêng có thể ngưng xét tuyển đợt tiếp theo nếu đã tuyển đủ chỉ tiêu.
Nhà trường đang có chương trình “Đồng hành cùng Tân sinh viên 2018” ưu đãi 50% học phí học kỳ I cho thí sinh xét tuyển - nhập học bằng học bạ đến hết ngày 31/7.