Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao khó phát hiện sớm ung thư gan?

Ở giai đoạn đầu, khối u ác tính phát triển nhưng gan vẫn hoạt động bình thường, các thay đổi của cơ thể rất nhỏ và khó nhận ra.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, năm 2017, quốc gia này dự đoán có 700.000 người mắc ung thư gan. Tại Việt Nam, đây là căn bệnh đứng đầu về tỷ lệ tử vong. Ung thư gan được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì các triệu chứng khó phát hiện.

Gan vẫn hoạt động bình thường khi các khối u phát triển. Do đó, đa phần người mắc ung thư gan đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ chữa khỏi và sống sót thấp.

Không dễ phát hiện sớm

Những người bị viêm gan B, C, xơ gan hoặc tiểu đường là nhóm có nguy cơ mắc ung thư gan. Người nghiện rượu, bia, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn cũng là đối tượng dễ bị bệnh.

Ung thư gan tương tự các bệnh khác, nếu phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân khá cao. Tuy nhiên, phát hiện ung thư gan là nhiệm vụ khó khăn.

Ung thư gan gồm nguyên phát và thứ phát. Trong đó, ung thư nguyên phát có 4 loại chính là: tế bào gan (Hepatocellular Carcinoma - HCC; tế bào gan dạng tấm sợi (Fibrolamellar hepatocellular carcinoma - FHCC); tế bào ống mật (Cholangiocarcinoma - CC) và Angiosarcoma. Trong đó, HCC là loại thường gặp nhất.

Một bài báo trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ công bố cuối năm 2019 chỉ ra nguyên nhân khó phát hiện sớm ung thư gan là thách thức về kỹ thuật. Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) không xâm lấn thông qua đặc điểm X-quang đặc trưng ở gan. Kết quả này thực hiện bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) ở bệnh nhân xơ gan.

Cố gắng chẩn đoán HCC ở giai đoạn sớm có thể đi kèm rủi ro. Theo bài báo, sinh thiết tiềm ẩn biến chứng cho các khối u ở tế bào gan như chảy máu hoặc tổn thương. Sinh thiết có độ đặc hiệu cao, giúp phát hiện tế bào u ác tính trong gan nhưng ở giai đoạn sớm, nó khó xác định chính xác các tổn thương nhỏ.

Ngoài ra, ở bên ngoài, bệnh nhân thường không biểu hiện triệu chứng, gan hoạt động bình thường khiến việc phát hiện ung thư khó khăn hơn.

phat hien som ung thu gan anh 1

Ung thư tế bào gan khó phát hiện sớm vì những thách thức về kỹ thuật. Ảnh: Freepik.

Nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm biện pháp cho tình trạng này. Điển hình là nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Utah (Mỹ). Năm 2017, họ xây dựng thử nghiệm tự phát hiện ung thư gan tại nhà cho các bệnh nhân. Nghiên cứu giúp giảm thời gian chờ các kết quả sàng lọc ung thư gan từ 2 tuần xuống 2 giờ.

Theo Medical Express, thử nghiệm được tiến hành trên cơ chế phát hiện alpha-fetoprotein - protein điển hình ở các bệnh nhân ung thư gan.

Thử nghiệm thực hiện như sau: Người bệnh sử dụng hộp nhỏ chứa một màng giấy mỏng có tác dụng “bắt” protein đặc trưng. Sau đó, nhúng miếng giấy vào giọt máu, nước bọt, nước tiểu hoặc nước mắt. Các giọt phân tử nano vàng trong màng giấy có nhiệm vụ giữ protein đặc hiệu lại. Nếu miếng giấy chuyển đỏ, nó báo hiệu bạn có nguy cơ mắc ung thư gan cao và cần đi khám thêm để có hướng điều trị cụ thể.

Khó điều trị

Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ngoài ra, tùy vào giai đoạn, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm cách ghép gan - chỉ phù hợp với bệnh nhân mắc ung thư gan giai đoạn đầu.

Năm 2017, nhóm nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát triển cách điều trị mới cho căn bệnh này. Đó là tận dụng loại virus tự nhiên trong cơ thể để tiêu diệt các khối u ác tính.

Loại virus này được gọi là oncolytic. Chúng nhắm vào mục tiêu, sau đó giết các tế bào ung thư một cách tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu lực của virus oncolytic thấp, khả năng tiêu diệt kém. Để khắc phục điều này, nhóm tác giả tạo ra hợp chất từ virus với hiệu lực mạnh hơn và tiêm vào khối u.

Fox News dẫn lời nhóm nghiên cứu cho hay hợp chất mới tăng gấp 3.000 lần hiệu lực cho virus. Tuy nhiên, nó chỉ được kỳ vọng là liệu pháp trước phẫu thuật giúp thu nhỏ các khối u.

Chất độc phổ biến gây ung thư gan

Chất độc Aflatoxin được tìm thấy trong các loại thực phẩm bị nấm, mốc. Chúng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm