Bằng lối dẫn dắt dí dỏm, gần gũi, anh chàng đã giúp người xem có hình dung sinh động về cuộc sống của người miền Tây, về vai trò quan trọng của thiên nhiên với cuộc sống người bản địa, từ đó kêu gọi người trẻ hãy chung tay bảo vệ ĐBSCL khỏi ngập mặn.
Bức tranh miền Tây thơ mộng với con người hiền hoà
Người miền Tây vui vẻ, sống đơn giản, chất phát, chịu khó, bình dị… là những tính cách mà người bản xứ tự nhận xét về chính họ. Ngoài khung cảnh thơ mộng với đồng lúa xanh ngát, kênh ngòi phong phú, Chan La Cà đã giới thiệu tới người xem hình ảnh sinh động, chân thực về con người miền Tây.
Những người nông dân chăm chỉ dựa rất nhiều vào thiên nhiên để sinh sống và kiếm ăn. Đó là anh Bằng - người dân tộc Khơ-me. Kinh tế gia đình anh trông chờ cả vào 3 vụ lúa mỗi năm.
Chan La Cà được anh Bằng dạy vài câu tiếng Khơ-me, trong đó có từ “xơi” nghĩa là “cười”. |
Đó là 2 vợ chồng trung niên cả đời làm nông - chú Chín, cô Li Na. Hai cô chú chuyển sang trồng cây lát hơn một năm nay, trước đó gia đình trồng mía, nhưng thất thu 2 năm liên tiếp, mất đến gần trăm triệu.
“Ngày xưa nhà chú nghèo, nhà bả giàu, bả lại còn đẹp như hoa hậu nên chú cũng ngại lắm. Sau này ngỏ lời đại, nào ngờ được đồng ý”, chú Chín hài hước kể lại chuyện hỏi cưới cô Li Na. |
Còn Chú Quang - 58 tuổi, làm nghề chèo thuyền trong vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) 7 năm nay thì cho biết, bản thân gắn bó với nghề đã lâu, lại là công việc nuôi sống gia đình mình nên chú rất trân trọng thiên nhiên nơi đây.
“Vào mùa này, từ 17h hôm trước đến 6-7h sáng hôm sau là thời điểm chim bay đến kiếm mồi, ăn cá”, chú Quang cho biết. |
Nơi cuối cùng mà Chan La Cà ghé thăm là nông trường khóm Tân Phước. Anh chàng khoe trái khóm (trái thơm, quả dứa) được nông dân gọt cho ăn, với biểu cảm khiến người xem phải “chảy nước miếng” vì thèm.
Nông dân thu hoạch khóm bằng lưỡi hái, sau đó ném xuống mương. Những người khác sẽ đi thuyền và vớt khóm lên ghe. Mỗi ký khóm có thể bán được 8-9.000 đồng. |
Một tài khoản tên Hai Tran nhận xét sau khi xem xong clip: “Những hình ảnh đặc trưng của miền Tây cùng đời sống làm việc, sinh hoạt của người dân đã hiện lên thật sự sinh động, khiến mình cảm thấy muốn xách ngay balo lên và làm một chuyến về vùng sông nước”.
Trong khi đó, tài khoản Le Hoang Ly cảm thấy clip thật nhẹ nhàng, khi nhận ra dù vất vả, nụ cười và sự lạc quan là thứ không bao giờ thiếu của người dân miền Tây giản dị, chất phát.
Thiên nhiên và con người miền Tây cần sự giúp đỡ của người trẻ
Trước những lời bình luận khen ngợi nét đẹp miền Tây, Chan La Cà cảnh báo người xem những điều đẹp đẽ trong clip đang bị đe doạ bởi xâm nhập mặn.
“Miền Tây hồn hậu gắn liền với đồng lúa xanh của anh Bằng, rừng lát ngợp cây của cô Li Na, rừng tràm nối nhau dài tít tắp nơi chú Quang trèo thuyền mưu sinh mỗi ngày, rừng khóm triệu quả của cô Tám… Tất cả hiện lên đẹp đẽ, bình yên, nhưng đằng sau đó, ít ai biết rằng nước đang nhiễm mặn, ngập mặn… ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh tế không chỉ người dân địa phương, mà cả nước”, travel blogger cho biết.
Anh chàng lo ngại, hạn mặn, ngập mặn sẽ làm những con rạch và cá, tôm biến mất. Đất rừng phương nam, văn hoá sông ngòi cũng sẽ chẳng còn nếu như người trẻ Việt không chịu bắt tay hành động để cứu lấy ĐBSCL. |
Chan chia sẻ, bản thân vừa tham gia trồng rừng phòng hộ dọc đê biển Tân Thành (Tiền Giang) - một hoạt động của chiến dịch Lấm bẩn vì những màn chắn xanh Việt Nam, do nhãn hàng OMO phối hợp cùng nhiều ban ngành, tổ chức. Chiến dịch không chỉ tạo nên những “màn chắn xanh” trải dài khắp cả nước, mà còn muốn kêu gọi người trẻ hãy sẵn sàng lấm bẩn để bảo vệ rừng cây Việt Nam, chống lũ lụt, xâm nhập mặn, cùng nhiều thiên tai khác.
“Chan tham gia chiến dịch vì có cùng quan điểm với OMO. Là một người đam mê du lịch, Chan không muốn chỉ đơn thuần giới thiệu cảnh đẹp nước mình, mà mong mọi người hãy cùng bảo vệ những vẻ đẹp này trước biến đổi khí hậu. Là người Việt Nam, Chan tin chúng ta có đủ nhiệt huyết để tạo nên những điều lớn lao, bắt đầu từ sự tự giác của mỗi người”, travel blogger bày tỏ.
Sau thành công của chiến dịch Phủ xanh Việt Nam 2019, nhãn hàng OMO thuộc Công ty TNHH Quốc tế Unilever tiếp tục kết hợp cùng các đối tác tổ chức sự kiện trồng cây trên cả nước để tổ chức chiến dịch Lấm bẩn vì những màn chắn xanh Việt Nam.
Người tiêu dùng cũng có thể trực tiếp đóng góp cho các cánh rừng tại Việt Nam, bằng cách mua sản phẩm OMO tại hệ thống siêu thị Coopmart. Với mỗi sản phẩm đã mua, bạn sẽ đóng góp 5.000 đồng vào quỹ Vững vàng Việt Nam của Công ty TNHH Quốc tế Unilever.
Hành động nhỏ có thể mang lại lợi ích lớn, độc giả có thể tham gia đóng góp mầm xanh cho chiến dịch tại đây, cùng nhau giúp đỡ những cánh rừng Việt Nam.
Bình luận