Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiết bị mới có thể phát hiện tế bào ung thư mà không cần sinh thiết

Các nhà nghiên cứu ở Australia đã phát triển một thiết bị mới có thể phát hiện các tế bào ung thư từ mẫu máu, giúp bệnh nhân tránh phải phẫu thuật sinh thiết xâm lấn.

Công nghệ phát hiện mới có khả năng cô lập và phân loại số lượng tế bào khối u hoạt động trao đổi chất. Ảnh: iStock.

Ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở Australia, với hơn 150.000 ca trên khắp đất nước mỗi năm. Những người bị nghi ngờ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là gan, ruột kết hoặc thận, thường phải phẫu thuật trước khi đưa ra chẩn đoán xác định.

Giáo sư Majid Warkiani tại trường Kỹ thuật Y sinh thuộc ĐH Kỹ thuật Sydney (UTS) cho biết việc xác định bệnh nhân mắc ung thư thông thường bao gồm sinh thiết (thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ một phần của cơ thể), có thể gây khó chịu cho bệnh nhân và để lại biến chứng do phẫu thuật.

Ngoài ra, vị này cho biết việc chăm sóc và điều trị ung thư thông qua đánh giá các tế bào khối u trong các mẫu máu tốt hơn nhiều so với lấy sinh thiết mô.

"Nó cho phép các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm lặp lại và theo dõi phản ứng của bệnh nhân đối với việc điều trị", ông Majid Warkiani nói.

Vì thế, UTS phát triển thiết bị có tên là "Static Droplet Microfluidic". Thiết bị này có thể phát hiện nhanh chóng các tế bào khối u lưu hành đã tách khỏi khối u nguyên phát và xâm nhập vào máu. Ngoài ra, nó sử dụng dấu hiệu trao đổi chất duy nhất của bệnh ung thư để phân biệt các tế bào khối u với các tế bào máu bình thường.

“Công nghệ phát hiện mới có khả năng cô lập và phân loại số lượng tế bào khối u hoạt động trao đổi chất", giáo sư Warkiani nói.

Sau khi thiết bị xác định các tế bào khối u, chúng có thể được phân tích di truyền và phân tử, giúp chẩn đoán, phân loại ung thư cũng như hỗ trợ trong việc thiết lập phác đồ điều trị.

Các tế bào khối u lưu hành cũng là tiền thân của sự di căn, nơi ung thư lan sang các cơ quan khác. Đây là nguyên nhân của 90% ca tử vong do ung thư.

Giáo sư Warkiani cho biết nghiên cứu những tế bào này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về sinh học của sự di căn ung thư và có các phương pháp điều trị mới.

Kỹ thuật Microfluidic không phụ thuộc vào thiết bị hiện đại và người vận hành, nó cho phép các bác sĩ chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân ung thư một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Căn bệnh hiếm khiến thiếu niên 15 tuổi đột ngột đau yếu tứ chi

Ngày 27/2, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa điều trị thành công một trường hợp bệnh nhân bị tiêu cơ vân cấp tính do nhiễm trùng.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm