Chàng thiếu gia Vương Đình Hiếu (sinh 1990, sống ở đường Trưng Nữ Vương, phường Hòa Thuận Tây, Hải Châu, TP Đà Nẵng) trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại trong hơn 3 năm. Song anh vẫn vượt qua để khẳng định mình, sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.
Chàng thiếu gia họ Vương tên Hiếu làm giám đốc và người yêu Mai Thị Lê trong trang trại thỏ thu tiền tỷ của mình. |
Năm 2012, Hiếu tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Cha mẹ và các chị đã xin cho anh vào một cơ quan nhà nước - điều nhiều cử nhân mơ ước.
Thế nhưng, Hiếu bỏ lại phía sau con đường trải thảm đỏ, vác ba lô về quê người yêu học cùng trường là Mai Thị Lê (sinh năm 1990, ở thôn Đông Trác, xã Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam) lập trang trại nuôi thỏ.
Hiếu đang kiểm tra và điều trị trực tiếp cho con thỏ mẹ bị bệnh. |
Ngày Hiếu và Lê cùng ngỏ lời với ông Mai Thanh Chiến - cha của Lê - về ý định mở trang trại nuôi thỏ đã bị người thân trong gia đình phản đối.
Ông Chiến bảo: “Cha đầu tư tiền của cho ăn học, mong con có việc làm ở thành phố. Ai ngờ hai đứa lại về quê làm nông dân hỏi có xứng đáng không?".
Bỏ ngoài tai mọi lời khuyên bảo, thậm chí cha mẹ còn tuyên bố từ mặt nếu không nghe sự sắp đặt, Hiếu cùng người yêu chạy vạy vay mượn được 300 triệu đồng đầu tư vào xây dựng trang trại và mua mua 50 con thỏ giống New Zealand về nuôi.
Trái đắng đầu tiên chàng thiếu gia nếm trải đó là hơn nửa số thỏ giống bị chết ngay trên đường vận chuyển về trang trại. Số thỏ còn lại nuôi được chừng 15 ngày lại chết gần hết.
Không nản chí, Hiếu ra Đà Nẵng vay nóng 30 triệu đồng, với lãi suất "cắt cổ" 20% mỗi tháng để mua 50 con thỏ loại nhỏ hơn ban đầu. Tiền không còn để mua thức ăn, Hiếu tìm đến các đại lý ký cam kết mua chịu và thanh toán dần. Rất may, có một số nơi đồng ý.
Mọi chuyện tưởng thuận lợi, nhưng lại thêm trái đắng nữa giáng xuống như thử thách sự kiên nhẫn của chàng thiếu gia họ Vương. Đợt nắng lịch sử năm 2013 khiến đàn thỏ giống mua bằng tiền vay nóng lăn ra chết. Anh lại trắng tay!
Để lôi chàng thiếu gia trở về, cha mẹ và 5 người chị của Hiếu vào thuyết phục: "Nếu bỏ nuôi thỏ về Đà Nẵng làm việc thì thích gì được nấy. Không những Hiếu có việc làm, mà Lê cũng vậy. Nhưng Hiếu lắc đầu, quyết tâm bám trụ vùng đất cát để nuôi thỏ".
Khát vọng chế biến sinh phẩm y tế từ thỏ
Gắn bó gần 3 năm với thỏ, Hiếu “thiếu gia” có nước da trắng như con gái bây giờ đã sạm đen vì nắng gió.
Sau 3 năm kiên nhẫn, Hiếu trở thành giám đốc, thầy dạy nuôi thỏ cho bà con nông dân, kiêm bác sĩ của thỏ. Từ trang trại ban đầu tại xã Bình Nam với 150 thỏ mẹ được gây dựng sau 3 năm với nhiều lần thất bại, đến nay Hiếu có thêm 2 trại thỏ khác.
Trại thỏ tại huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có tổng diện tích gần 4.000 m2 và trang tại ở xã Điện Nam Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam có diện tích 2.500 m2. Bây giờ, cả 3 trang trại có tổng cộng gần 1.000 con thỏ mẹ. Mỗi năm, Hiếu thu về tiền tỷ từ bán thỏ thương phẩm.
1 tỷ đồng." /> |
Trang trại thỏ đầu tư nuôi hơn 1.000 con thỏ giống mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng. |
Đã làm chủ 3 trại thỏ, nhưng Hiếu vẫn chưa hài lòng. Mới đây, Hiếu thuê được 4 ha đất ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng mở trang trại nuôi thỏ kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Không dừng tại đó, thiếu gia họ Vương lặn lội qua Lào tìm kiếm thị trường, mở trang trại nuôi thỏ với tham vọng xuất khẩu.
“Mới đây, công ty Nippon Zoki Nhật Bản đến đặt vấn đề cung cấp thỏ để sản xuất sinh phẩm y học làm thuốc với số lượng lớn. Tuy nhiên, số thỏ chưa đủ đáp ứng nên không dám ký kết. Trong tương lai sẽ mở rộng trang trại thỏ quy mô để sản xuất sinh phẩm y tế với Nhật” - Hiếu kể.
Không chỉ làm giàu cho riêng mình, trong những năm qua, Hiếu liên kết với 100 hộ từ Quảng Ngãi đến Thừa Thiên Huế nuôi thỏ mà Hiếu là người cung cấp kỹ thuật, con giống và cả thu mua sản phẩm.
Một trang trại chăn nuôi thỏ để sản xuất sinh phẩm y tế chế biến thuốc với một công ty Nhật Bản đang được hình thành mà chàng thiếu gia họ Vương là người đi tiên phong khi dám từ bỏ con đường quan lộ để về quê làm nông dân.