Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiếu niên dập nát bàn tay do nổ điện thoại

Người bệnh kể lại trong quá trình sử dụng điện thoại, vật này bất ngờ phát nổ. Thiếu niên được người nhà chuyển ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Người bệnh kể lại trong quá trình sử dụng điện thoại, vật này bất ngờ phát nổ. Ảnh: Pasionmovil.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (14 tuổi, trú tại Hải Dương) trong tình trạng dập nát tay trái do nổ điện thoại.

Người bệnh kể lại trong quá trình sử dụng điện thoại, vật này bất ngờ phát nổ. Bệnh nhân được người nhà chuyển ngay đến cơ sở y tế trên.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thái Hưng, khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu thuật, cho hay thiếu niên bị dập nát da gan tay và cơ ô mô cái, hở lộ khối xương trụ cốt, gãy hở các xương bàn. Đầu các ngón tay nuôi dưỡng kém, dập nát 5 ngón, nát hết phần mềm.

Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ kịp thời phẫu thuật xử lý vết thương. Các bác sĩ tiến hành cắt lọc vết thương, chỉnh trục các ngón, găm đinh cố định, khâu định hướng vết thương. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, các ngón tay hồng…

Theo bác sĩ Hưng, các dạng tổn thương này thường phức tạp. Ngoài các tổn thương dập nát trực tiếp, bệnh nhân còn có tổn thương do sóng nổ. Do đó, các tổn thương này hay có hoại tử thứ phát sau phẫu thuật nên bệnh nhân cần được theo dõi tiếp.

"Gần đây, xảy ra nhiều vụ tai nạn do nổ điện thoại khi chơi điện tử trong thời gian dài hoặc vừa sử dụng vừa sạc gây cụt chi, bỏng mặt... Do đó, người dân nên cẩn thận trong việc sử dụng điện thoại", bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.


Làm gì khi trẻ bị sổ mũi?

Bác sĩ Thanh Sang cho biết khi một đứa trẻ ho và sổ mũi, việc đầu tiên cha mẹ cần quan sát là con có thở nhanh hơn bình thường hay không.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm