Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thời điểm ăn sáng tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường không nên vội vã ăn sáng ngay từ sáng sớm, mà nên đợi 1-2 giờ sau khi thức dậy.

Thời gian ăn sáng là yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Verywellhealth.

Khi nói đến bệnh tiểu đường, không chỉ thực phẩm mà cả thời điểm ăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu. Ăn sáng vào thời điểm không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Chia sẻ với Hindustan Times, TS Apoorva Garg, Phó Giám đốc điều hành BeatO (Ứng dụng kiểm soát và quản lý bệnh tiểu đường của Ấn Độ), cho biết: "Khi nói đến bữa sáng, thường được gọi là 'bữa ăn quan trọng nhất trong ngày', nhưng thời điểm tệ nhất để ăn sáng là ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng".

Theo chuyên gia này, sau khi thức dậy, cơ thể giải phóng một loạt hormone, bao gồm cortisol và hormone tăng trưởng, khiến lượng đường trong máu có xu hướng cao hơn bình thường. Nếu ăn sáng ngay lập tức, tình trạng tăng đường huyết có thể trầm trọng hơn, dẫn đến nguy cơ đường huyết tăng đột biến và gây khó khăn trong việc kiểm soát suốt cả ngày.

Để giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, TS Garg khuyến nghị nên ăn sáng sau khi thức dậy khoảng 1-2 giờ.

"Sau một thời gian dài cơ thể giải phóng các hormone như cortisol và glucagon, việc bổ sung thực phẩm phù hợp vào thời điểm này sẽ giúp hạn chế sự gia tăng đột biến đường huyết do tác động của các hormone này", chuyên gia này cho biết.

Một số lựa chọn ăn sáng phù hợp với người tiểu đường được TS Garg khuyến nghị gồm:

  • Sữa chua không đường
  • Thực phẩm giàu protein nhưng ít carbohydrate, như lòng trắng trứng luộc hoặc trứng tráng
  • Bánh mì sandwich gà nướng
  • Một bát yến mạch
  • Sinh tố trái cây ít đường
  • Các loại trái cây tươi như táo, lê, đu đủ

Theo TS Garg, việc kiểm soát bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là hạn chế đồ ngọt, mà còn phụ thuộc vào khả năng cân bằng phản ứng insulin tự nhiên của cơ thể bằng cách ăn uống hợp lý.

Nếu bỏ bữa sáng hoặc ăn quá muộn (gần giờ trưa), cơ thể có thể tiếp tục sản xuất cortisol và glucagon, khiến đường huyết tăng cao và làm tăng nguy cơ kháng insulin.

Ngoài ra, với những người sử dụng insulin để kiểm soát tiểu đường, việc nhịn ăn quá lâu có thể dẫn đến hạ đường huyết (đường trong máu thấp), gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, lờ đờ, khó tập trung.

Để hạn chế nguy cơ biến chứng, người bệnh tiểu đường nên:

  • Theo dõi đường huyết lúc đói để xác định thời điểm ăn sáng hợp lý.
  • Ăn sáng đúng thời gian khuyến nghị (1-2 giờ sau khi thức dậy) thay vì ăn ngay khi vừa ngủ dậy hoặc để quá muộn.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp, cân bằng giữa carbohydrate, protein và chất xơ để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Kiểm soát tốt bữa sáng không chỉ giúp duy trì đường huyết ổn định mà còn giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường trong dài hạn

Bệnh tật đến từ đâu?

Hầu hết căn bệnh đến với chúng ta đều bắt nguồn từ việc sử dụng quỹ thời gian không điều độ, cộng với chế độ ăn uống không hợp lý, gây lao lực quá mức, lại thêm những xung đột tinh thần khiến nội tâm bất an..., tất cả đều góp phần bào mòn sinh lực của chúng ta.

Quyển sách Khoan dung & Biết ơn sẽ mang đến cho bạn sự nhiệt thành và năng lượng tích cực tựa như những tia nắng ấm áp. Cuốn sách tập hợp những câu chuyện mà bất kể khi nào lật giở những trang sách, bạn cũng cảm nhận sự khoan dung và biết ơn tràn đầy.

Giật mình với ca đột quỵ ở tuổi 17

Nam thiếu niên 17 tuổi được gia đình đưa đi cấp cứu vì đột quỵ dù trước đó cậu có sức khỏe ổn định.

Bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ cao

Bác sĩ Ngô Minh Phong qua đời ở tuổi 62 sau khi bị nhồi máu cơ tim, một biến chứng nguy hiểm khi nhiễm cúm.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm