Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Ngô Minh Phong, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng đã đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim sau khi nhiễm cúm ở tuổi 62. Bác sĩ Ngô tốt nghiệp khoa Y trường Đại học Y khoa Quốc gia Dương Minh và là giám đốc khoa Chỉnh hình Bệnh viện Dân Sinh Cao Hùng.
Chuyên khoa của bác sĩ Ngô là phẫu thuật tái tạo khớp ít xâm lấn, phẫu thuật cột sống, viêm khớp thoái hóa, bệnh khớp và loãng xương. Theo truyền thông xứ Trung, bác sĩ Ngô đã nhập viện từ cuối tuần trước. Ông bị nhiễm cúm và sau đó, trở bệnh nặng. Dù đã được tận tình cứu chữa nhưng bác sĩ Ngô đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 62.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ China Times News, bác sĩ Vương Tông Đạo, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Xơ vữa động mạch và Bệnh mạch máu Đài Loan và là giáo sư tim mạch tại Bệnh viện Đại học Đài Loan (Trung Quốc), cho biết cúm có thể dễ dàng kích hoạt phản ứng viêm toàn thân, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 2 đến 4 lần.
![]() |
Bác sĩ Ngô Minh Phong qua đời sau biến chứng vì cúm. Ảnh: Weibo. |
Bác sĩ Vương cho biết người mắc bệnh tim mạch có tình trạng tích tụ cholesterol trong thành mạch máu, hình thành mảng bám. Khi bị cúm, mạch máu sẽ bị viêm, khiến mảng bám không ổn định.
"Giống như mụn trứng cá trên da, nếu bị viêm, có thể sưng to, vỡ ra", bác sĩ Vương cho hay. Mảng bám không ổn định tự nhiên sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và thậm chí là đột quỵ não.
Ngoài những ca mắc bệnh tim mạch, 3 nhóm có nguy cơ mắc cúm cao là những người bị huyết áp cao, lipid máu cao và lượng đường trong máu cao; những người luôn trong tình trạng viêm (béo phì, căng thẳng và hút thuốc); người mắc bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ...).
Theo bác sĩ Vương, để tránh mắc cúm và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, điều đầu tiên cần làm là tiêm vắc xin cúm. Thứ hai, nên duy trì các thói quen tốt như rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi ra ngoài. Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc và tránh mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Người mắc bệnh tim mạch phải uống thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
Trước khi hệ thống tim mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn, thông thường sẽ có một số dấu hiệu báo trước, bao gồm cảm giác nghẹt thở và khó thở khi hoạt động, nhưng cảm giác này có thể giảm bớt bằng cách nghỉ ngơi. Các hoạt động có thể thực hiện bình thường, chẳng hạn như trước đây có thể leo được 2 hoặc 3 tầng cầu thang, nhưng bây giờ cảm thấy nghẹt thở và khó thở, hoặc thường xuyên cảm thấy nhịp tim không đều, có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn tim mạch và loạn nhịp tim, khuyến cáo nên đi khám ngay lập tức.
Cúm
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi Người lớn trên 65 tuổi Người bệnh ở viện dưỡng lão Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh Những người có hệ miễn dịch yếu Những người mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên Mặc dù vaccine cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên đây vẫn là cách phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hàng năm.
Cơ thể phi tuổi tác, tâm trí phi thời gian
Người phải đối diện với trạng thái căng thẳng liên tục sẽ chóng già hơn, cơ thể của họ lão hóa nhanh hơn. Kéo theo đó là nhiều bệnh tật liên quan tới huyết áp, rối loạn chuyển hóa.
Cuốn sách "Cơ thể phi tuổi tác tâm trí phi thời gian" mang đến cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình lão hóa của con người. Chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng những phương pháp rất đơn giản.