Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thời hạn và cách bảo quản trứng, sữa

Các thực phẩm từ trứng, sữa sẽ giữ được hương vị, dưỡng chất nhiều nhất nếu bạn biết cách bảo quản.

Bao quan trung sua anh 1

Trước khi cất trứng sống vào tủ lạnh, bạn nên dùng khăn mềm lau sạch bề mặt vỏ để loại bỏ vi khuẩn tránh lây lan sang các thực phẩm khác. Bên cạnh đó, trứng đã chế biến nên để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh.

Khi bạn đập trứng sống để nấu, nếu nó có mùi hôi nồng nặc hoặc lòng trắng đã chuyển thành màu xanh ngà nên vứt bỏ.

Bao quan trung sua anh 2
Nếu bạn đã tách lòng đỏ và lòng trắng trứng mà chưa sử dụng, bạn nên bảo quản 2 thành phần riêng biệt trong hộp đậy kín. Đặc biệt, bạn nên để lòng đỏ trứng trong một bát nước và không làm đông để tránh trứng bị khô.

Ăn phải trứng quá hạn khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn Salmonellosis gây tiêu chảy,  đau đầu, sốt, nôn mửa...

Bao quan trung sua anh 3

Sốt mayonnaise không nên để đông vì nó sẽ không còn mềm mịn và giữ nguyên hương vị. Trong khi đó, bơ có thể được bảo quản ở tủ đông. Bơ và mayonnaise khi bị quá hạn có thể dễ nhận biết vì nó lỏng, có mùi hôi. Nếu tiếp tục sử dụng, chúng sẽ làm hỏng toàn bộ món ăn của bạn.

Bao quan trung sua anh 4

Bạn không nên bảo quản sữa ở nơi có ánh sáng trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị. Sữa đặc sau khi mở nắp cần được đậy kín, tránh kiến, gián xâm nhập. Sữa quá hạn sẽ có mùi hôi, vị chua và bị đông lại, vón cục. Uống phải sữa hỏng sẽ khiến bạn bị nhiễm khuẩn, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc sốt.

Bao quan trung sua anh 5
Sữa đậu nành sau khi đun nóng nên để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh nếu không sẽ bị biến chất và gây hại cho sức khỏe. Sữa chua sẽ bảo quản được lâu hơn nếu bạn để đông và đậy kín. Sữa chua chỉ nên để lạnh dưới 2 tuần, nếu không vi khuẩn sẽ xâm nhập gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, nôn...

Phụ nữ mang thai, trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu nên ăn hết sữa chua trong ngày.

Bao quan trung sua anh 6

Khi bảo quản pho mát, bạn nên gói chúng bằng giấy sáp hoặc đựng bằng hộp có kẽ hở không khí, không nên bọc quá kín để giữ nguyên hương vị của pho mát.

Pho mát thường được làm từ sữa chưa tiệt trùng nên rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu để quá hạn.


Phương Mai - Phượng Nguyễn

Bạn có thể quan tâm